TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐẠO SƯ LIÊN HOA SANH
Trích từ cuốn Tạng thư đại giải thoát
Chuyển soạn bản điện tử và ghi chú bởi Nguyễn Mỹ Dung và nhóm Bồ Đề Tâm Hà Nội*
TIỂU SỬ YẾU LƯỢC
THEO QUYỂN SÁCH CỦA ĐẠI ĐỆ TỬ LÀ ĐỨC BÀ YESHE TSOGYAL NGƯỜI TÂY TẠNG HÓA THÂN CỦA SARASVATI NỮ THẦN HỌC THUẬT.
Dựa trên các đoạn trích được dịch sang tiếng Anh bởi Sardar Bahadur S.W Laden La với sự phụ trợ của Lama Sonam Senge.
MỘT ĐẤNG GIÁC NGỘ VIÊN MÃN
Hỡi Vasettha, nên biết là thỉnh thoảng lại có một Như Lai sinh ra nơi thế gian, một Đấng Giác Ngộ Viên Mãn, có ơn phước và xứng đáng, đầy trí huệ, thiện hảo và hạnh phúc, với tri thức về thế gian, là người hướng dẫn vô thượng của chúng sanh vô minh, thầy của trời, người và là một vị Phật an lạc. Ngài biết rõ tất cả các thế giới – như thế giới ở dưới với tất cả các sinh linh, thế giới ở trên của Mara và Brahma (Ma Da và Phạm Thiên) – và chúng sinh, Sa Môn và Bà La Môn, trời và người và Ngài truyền tri thức của mình cho người khác. Ngài tuyên bố Chân lý theo ngôn ngữ cũng như tinh thần của chân lý, đẹp ở phần đầu, đẹp ở phần giữa, đẹp ở phần cuối; Ngài trình bày về Đời Sống Cao Cả trong sự thanh tịnh và hoàn hảo của nó.
Lời Đức Phật, Trong kinh Tevigga
GIỚI THIỆU
Trong quyển sách này, Đức Liên Hoa Sanh được mô tả như hiện thân thiêng liêng của lý tưởng Tây Tạng, Danh Nhân Văn Hóa vĩ đại hơn cả Phật Thích Ca. Những điều kỳ diệu của huyền thoại Đông phương, sự bí mật của Mật giáo và những huyền thuật dị thường đều trở thành hào quang bao phủ xung quanh Ngài. Giống như các nhận vật huyền thoại của Âu Châu và các vị thần của Ai Cập Cổ, Đức Liên Hoa Sanh thuộc dòng siêu nhân, vượt lên trên mọi sự phô trương cũng như mọi thông lệ của thế gian.
Trong “Truyền thuyết Gesar” một anh hùng ca của vùng Trung Á, những tính chất anh hùng như của Đức Liên Hoa Sanh cũng được đề cao. Trong khi Gesar là vị vua – chiến sĩ có quyền năng dị thường tiêu diệt bạo lực và bất công thì sứ mạng của Đại Sư Liên Hoa Sanh là diệt trừ điều xấu và thiết lập Giáo Pháp.
Có lẽ không có chỗ nào trong văn học tôn giáo lại có sự tương đồng kỳ lạ hơn sự trùng hợp giữa hai sự tích về Liên Hoa Sanh và Melchizedek (trong Cựu Ước kinh Thiên Chúa Giáo, tức Thánh Kinh của Do Thái giáo). Cả hai vị đều là vua Công Chính, vua Hòa Bình, và là đại sư hay đại giáo sĩ. Melchizedek được coi là “không cha, không mẹ, không có gia phả, và không có đầu đời hay cuối đời” và “luôn luôn là một giáo sĩ”, giống như Liên Hoa Sanh. Cả hai đều thuộc dòng truyền thừa các Vị Thầy Vĩ Đại, và đều lập một phái bí truyền, phái của Melchizedek được coi là vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, và phái của Liên Hoa Sanh có từ giữa thế kỷ VIII Công nguyên. Người ta không được biết gì về nguồn gốc hay kết cuộc của hai danh nhân này. Theo truyền thuyết, cả hai đều được coi là bất tử.
Đối với các nhà nhân chủng học cũng như với các sử gia và các nhà nghiên cứu nguồn gốc tôn giáo, quyển tiểu sử Đại Sư Liên Hoa Sanh này có một giá trị độc đáo, vì nó diễn tả tiến trình thánh – hóa của một nhân vật lịch sử và đồng thời cho thấy sơ lược về tình trạng văn hóa đáng chú ý của Ấn Độ 12 thế kỷ trước, cũng như trình bày một số suy luận của các Luận sư Đại thừa về vấn đề Chân lý Tối Thượng (Đệ Nhất Nghĩa Đế).
Ngoại trừ các huyền thoại, các truyền thuyết dân gian và truyện các đạo sư, tiểu sử này còn chưa nhiều điều đáng được các Phật tử thuộc mọi tông phái quan tâm.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong các đoạn nói về Đức Ananda làm lễ thọ giới cho Đạo sư Liên Hoa Sanh, truyện một Tỳ – khưu không trung thành, Đức Ananda được chọn làm đại đệ tử, Ananda nói về Đức Phật và kinh sách, truyện các ngoại đạo bị thua trong cuộc tranh luận và thi tài pháp thuật ở Bodh Gaya. Những người thuộc giáo phái Phật giáo Theravada có thể tin hay không tin những điều kể về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật trong tiểu sử này, nhưng ít nhất những điều này cho thấy trong Phật giáo, cũng như trong Thiên Chúa giáo và các tôn giáo khác, có những tài liệu hay những kinh sách được coi là ngoại thư. Nền văn học ngoại thư này có giá trị trong việc nghiên cứu nguồn gốc Phật giáo.
Về những sự kiện kỳ lạ và những giáo lý khác nhau trong quyển sự tích này thì người đọc phải có óc phán xét. Trong đó có sự pha trộn của cái hữu lý và cái vô lý, cũng như bí truyền và công truyền. Nhưng ở bên dưới Tiểu Sử của Đại Sư như một tổng thể, chúng ta có thể nhận ra ý định tốt của Đức Bà Yeshe Tsogyal, đại đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh và là người viết tiểu sử của Ngài rồi đem giấu quyển này trong một cái hang ở Tây Tạng để nó sẽ được tìm thấy và truyền lại cho chúng ta. Vậy người đọc quyển Tiểu Sử Yếu Lược này chịu ơn Đức Bà Yeshe Tsogyal như một đệ tử trung thành chịu ơn vị thầy của mình.
ĐẠI SƯ LIÊN HOA SANH
ĐỨC PHẬT TIÊN TRI VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỨC LIÊN HOA SANH
Khi Đức Phật sắp thị tịch ở Kushinagara và các đệ tử của Ngài đang than khóc, Ngài nói với họ: “Trong thế gian vô thường này chúng sinh khong thể tránh được cái chết, đã tới lúc ta phải ra đi. Nhưng đừng than khóc nữa, vì 12 năm sau khi ta lìa thế gian, ở hồ Dhanakacha ở góc tây bắc của xứ Urgyan, sẽ có một người thông thái và đầy quyền năng tâm linh mạnh hơn ta sinh ra trong một đóa hoa sen. Người đó sẽ được gọi là Liên Hoa Sanh và truyền bá Mật giáo.”
Tham khảo thêm, theo http://www.lionsroar.name/guru_padmasambhava.htm:
Một tài liệu khác viết Đức Phật tiên đoán rằng “sau một thời gian khoảng 12 năm khi ta nhập Niết bàn, như người chinh phục vĩ đại nhất trên thế giới, ta sẽ xuất hiện một lần nữa, trong vùng đất Uddiyana, dưới tên gọi Padmasambhava, ta sẽ truyền những giáo lý Mật thừa.”
Quoted by Evans Wentz, ibid, p. 105. The actual source of this passage, as quoted by Wentz, is the Mahaparinirvana Sutra. Although the Buddha’s prediction proved completely accurate with respect to the details of the birth of Padmasambhava, his declaration regarding Padma’s greatness compared to his own is not taken literally but hyperbolically by some readers, for how could there be anyone greater than the Buddha? However, it could be argued that Padmasambhava was greater than Buddha Shakyamuni with respect to his human form since he was not susceptible to aging, illness and death.Moreover, there is a belief based on a passage in the Kanjur, that Buddha Shakyamuni took birth as Padmasambhava for the special purpose of preaching the tantric doctrines. He is quoted as having said at the time of his passing, in response to the question why he had not taught the Tantras, that he was unfit to do so having been born from a human womb, and that only a superhuman birth would result in the exceptionally pure body required for the revelation of the Tantras. From an absolute point of view there is no being superior to a buddha. What is meant here is that a particular emanation of a buddha may be, relatively speaking, superior to another of his emanations. In the Nirvana Sutra Buddha Shakyamuni enumerates five qualities of his own emanation as Padmasambhava that make it superior to his others:
Kyeho! Listen, whole retinue, with one-pointed mind.
This emanation of myself
Will be superior to other emanations in the three times.
Not subject to age and decline,
His eminent form will be superior to other emanations.
From the very first vanquishing the four maras,
His wrathful power will be superior to other emanations.
Teaching the greater vehicle of buddhahood in one lifetime,
His realization will be superior to other emanations.
Converting the central and surrounding lands of the Jambu continent,
His benefit for beings will be superior to other emanations.
Beyond passing away in this Good Aeon,
His life span will be superior to other emanations.
This is because he is an emanation of Amitabha.
VUA INDRABODHI
Ở xứ Urgyan (hay Udiana) phía tây của Bodh Gaya, có một thành phố lớn tên là Jatumati, trong thành có một cung điện gọi là “Bích Ngọc Cung”, nơi ngự của vua Indrabodhi. Nhà vua có thật nhiều của cải thế gian cũng như quyền lực rất lớn, với năm trăm hoàng hậu, một trăm viên quan người Phật giáo và một trăm viên quan ngoại đạo, nhưng Ngài lại bị mù. Khi người con độc nhất của Ngài bị chết và ngay sau đó nạn đói hoành hành trong vương quốc, Indrabodhi khóc than vì vận xấu của mình. Được một đạo sĩ an ủi, Ngài triệu tập các tu sĩ, bảo họ làm lễ cúng và tụng kinh. Sau đó Ngài phát nguyện bố thí tất cả tài sản của mình, làm cho kho tàng và các kho lương thực trống rỗng. Rốt cuộc, các thần dân của Ngài nghèo quá đến nỗi họ phải ăn lúa non và cả những bông hoa nữa.
NHÀ VUA THẤT VỌNG
Tuyệt vọng vì thấy mình không có con nối ngôi, nhà vua làm lễ cúng và cầu nguyện các vị thần của tất cả các tín ngưỡng, nhưng vẫn không có một đứa con trai nào sinh ra cho Ngài cả; Ngài không còn tin vào một tôn giáo nào nữa. Một hôm, Ngài đi lên nóc cung điện để đánh trống triệu tập mọi người tới, rồi Ngài nói với các giáo sĩ: “Tất cả hãy nghe ta nói! Ta đã cầu nguyện thần linh và các quỷ thần bảo hộ xứ này, và cũng đã cúng dường Tam Bảo, nhưng ta đã không được ban cho một đứa con nào. Như vậy, tôn giáo không có sự thật nào cả. Ta ra lệnh trong bảy ngày các người phải phá bỏ tất cả những vị thần này, nếu không ta sẽ trừng phạt”.
ĐỨC QUÁN THẾ ÂM THỈNH CẦU PHẬT A DI ĐÀ
Lời đe dọa của nhà vua làm các giáo sĩ kinh sợ; họ vội tìm vật liệu để làm vật tế sinh. Thần linh cùng các vị Hộ pháp nổi giận làm giông bão, mưa đá và mưa máu trên khắp xứ Urgyan, mọi người hoảng hốt như cá mắc cạn. Quá thương xót, Bồ tát Quán Thế Âm thỉnh cầu Phật A Di Đà trên cõi trời Cực Lạc bảo vệ những người dân đau khổ của xứ Urgyan.
PHẬT A DI ĐÀ HÓA HIỆN
Được thỉnh cầu như vậy, Phật A Di Đà nghĩ: “Để ta hóa sinh nơi hồ Dhanakosha”. Rồi Ngài phóng ra từ lưỡi của mình một tia sáng màu đỏ bay như một ngôi sao băng xuống giữa hồ. Khi tia sáng đi vào trong nước, một hòn đảo có cỏ mầu vàng kim hiện ra, và trên đảo có ba dòng suối màu lục ngọc. Ở giữa đảo một hoa sen mọc lên. Lúc đó, Phật A Di Đà tỏa hào quang rực rỡ và phóng ra từ tim mình một chùy kim cương có năm mũi nhọn rơi vào giữa hoa sen.
GIẤC MỘNG CỦA NHÀ VUA VÀ CÁC TU SĨ
Việc này làm các vị thần nguôi giận, không làm hại người dân xứ Urgyan nữa, mà nhiễu quanh hồ đảnh lễ và cúng dường. Nhà vua mơ thấy mình cầm trong tay một chùy kim cương có năm mũi nhọn phát ra hào quang rực rỡ đến nỗi cả vương quốc được soi sáng. Khi thức dậy, nhà vua rất vui sướng và Ngài lại tiếp tục thờ kính Tam Bảo; các vị thần cũng đến quy phục Ngài. Các tu sĩ Phật giáo cũng mơ thấy điềm lành: Họ thấy một ngàn mặt trời soi sáng thế gian. Nhưng những điều này làm cho các tu sĩ ngoại đạo lo ngại.
TIÊN TRI VỀ HÓA THÂN CỦA PHẬT A DI ĐÀ
Khi nhà vua kính cẩn nhiễu quanh một cái tháp chín tầng xuất hiện một cách kỳ diệu từ trong một hồ nước ở trước cung điện, các vị thần hiện ra ở trên trời và tiên tri: “Lành thay! Lành thay! Phật A Di Đà đấng Bảo Hộ loài người sẽ ra đời như một Hóa Thân trong một hoa sen ở giữa Hồ Ngọc (Hồ Dhanakosha), và Ngài sẽ xứng đáng làm con của người. Hãy bảo vệ Ngài tránh mọi nguy hiểm rồi người sẽ được mọi điều tốt”.
Nhà vua nói cho quan tể tướng Trigunadhara biết về điều tiên tri này và bảo ông đi tìm đứa trẻ trong hoa sen trên hồ nước. Quan tể tướng đi ngay tới hồ và trông thấy một hoa sen rất lớn ở giữa hồ. Ngồi trong hoa sen là một đứa bé trai khoảng một tuổi. Không tin là nhà vua có lý khi muốn nhận một đứa trẻ khác thường như vậy làm con, quan tể tướng quyết định không nói cho nhà vua biết là mình tìm thấy đứa nhỏ.
VIÊN NGỌC NHƯ Ý
Vì vương quốc đã nghèo đi, nhà vua gọi các quan tới để hỏi ý kiến. Có người khuyên nên tăng gia nông nghiệp, có người bảo nên phát triển thương mại, và có gười tuyên bố nên gây chiến cướp đoạt tài sản của các lân bang. Không chấp nhận những chính sách trái ngược với lời dạy của Giáo Pháp, nhà vua quyết định liều mạng sống của mình vì lợi ích của nhân dân bằng cách đi xuống biển tìm các Naga (Long vương, hay Rắn Thần) xin một viên ngọc như ý để khi trở về có thể nuôi sống tất cả thần dân của mình.
Ngài đi xuống cung điện của các Naga và được công chúa Naga tặng một viên ngọc như ý. Cầm viên ngọc trong tay, nhà vua ước cho mắt trái của mình sáng trở lại, và Ngài được như ý.
NHÀ VUA TÌM THẤY EM BÉ TRONG HOA SEN
Nhà vua trở về Urgyan, và ngay khi tể tướng Trigunadhara đến chào, Ngài trông thấy một cầu vồng ngũ sắc hiện ra trên hồ Dhanakosha, dù lúc đó trời không có mây và mặt trời đang chiếu sáng. Nhà vua nói với quan tể tướng: “Hãy đi xem có cái gì ở trên hồ”.
Tể tướng hỏi: “Làm sao bệ hạ trông thấy được?”
Nhà vua trả lời:
“Ta đã dùng viên ngọc như ý để ước được sáng mắt”. Bấy giờ tể tướng mới nói cho nhà vua là mình đã tìm thấy đứa bé trong hoa sen trên hồ và khong dám trình lên nhà vua việc này, rồi ông khuyên nhà vua tự đi tới hồ để tìm đứa bé. Nhà vua nói: “Đêm hôm qua, mơ thấy từ bầu trời trên hồ rơi xuống tay ta một chùy kim cương chín mũi nhọn, và trước đó ta mơ thấy từ tim của ta phát ra một mặt trời chiếu sáng khắp thế gian”.
Nhà vua và tể tướng đi tới hồ, chèo một chiếc thuyền nhỏ tới chỗ có cầu vồng. Ở đó họ trông thấy một hoa sen lớn tỏa hương thơm. Ngồi ở giữa hoa sen là một em bé trông giống như Đức Phật, tay trái cầm một hoa sen, tay phải cầm bình cam lộ, và ở khuỷu tay trái là một cây chĩa ba. Các pháp khí đều nhỏ tương xứng. Nhà vua cảm thấy rất tôn sùng em bé tự sinh ra này và Ngài khóc vì quá vui mừng. Ngài hỏi em bé: “Cha mẹ ngươi là ai? Ngươi là người xứ nào? Thuộc đẳng cấp nào? Ngươi ăn gì để sống, và tại sao lại ở đây?” Em bé trả lời: “Cha tôi là Trí Huệ, mẹ tôi là Tánh Không. Xứ của tôi là xứ Giáo Pháp. Tôi không thuộc đẳng cấp nào hay tín ngưỡng nào. Tôi sống bằng sự bối rối. Tôi ở đây là để diệt Tham, Sân, Si”. Khi em bé nói xong, mắt phải của nhà vua sáng trở lại. Quá hân hoan, nhà vua đặt tên cho em bé là “Kim Cương Sinh Ra Trên Hồ”, rồi Ngài và tể tướng đảnh lễ em bé.
EM BÉ ĐƯỢC ĐƯA VỀ HOÀNG CUNG
Nhà vua mời em bé về với mình. Em bé nói: “Tôi sẽ về với Ngài, vì tôi tới thế gian để làm lợi ích cho chúng sinh, nhiếp phục những kẻ xấu, và vì Giáo Lý của Chư Phật.” Hoa sen mở lớn hơn và em bé nhảy lên bờ hồ như một mũi tên. Ở chỗ em bé chạm mặt đất, một hoa sen tức khắc mọc lên, và em bé ngồi trong hoa sen đó, vì vậy nhà vua đặt tên cho em bé là Liên Hoa Sanh. Ngài nghĩ rằng em bé sẽ là người kế vị và sẽ là đạo sư của mình. Rồi Ngài bứt cuống sen, nhấc nó lên cùng với em bé ngồi ở trên và cùng quan tể tướng trở về hoàng cung.
Bầy hạc và đàn vịt trời quá đau khổ vì bị mất em bé trong hoa sen trên hồ, có con đậu trên vai em bé, có con cúi đầu ủ rũ bay ở đằng trước, có con sa xuống đất nằm như đã chết rồi, có con bay xung quanh hồ kêu những tiếng thảm não, có con chúi mỏ xuống đất mà khóc. Cả loài cây cỏ cũng buồn rầu nghiêng về phía em bé. Sáo, vẹt, công và các loài chim khác bay tới phía trước sát cách nhau để cản trở đoàn người. Kên kên, diều hâu nhào xuống mổ nhà vua và tể tướng. Những con chim nhỏ thì kêu inh ỏi. Sư tử, cọp, gấu và các loài thú dữ khác chạy theo ở hai bên đe dọa đoàn người. Voi, trâu rừng và các con thú khác cũng chạy ra khỏi rừng để phản đối. Các tinh linh và các thổ thần nổi giận gây sấm, chớp và mưa đá.
Khi đoàn người tới các làng, tất cả dân làng đều đi theo. Khi trông thấy một người già câu cá bên đường, em bé nghĩ: “Đây là điềm báo cho thấy nếu mình làm vua xứ này thì mình cũng giống như những con cá bị câu kia”. Sau đó, khi thấy một con quạ đuổi bắt một con gà gô đang ẩn mình trong đám dâu, em bé nghĩ: “Đám dâu tượng trưng cho vương quốc, con quạ là nhà vua, còn con gà gô là mình. Việc này có ý nghĩa mình không nên giữ ngôi vua lâu”.
HOÀNG TỬ, NHÀ THỂ THAO, VÀ VUA
Khi về tới hoàng cung, nhà vua đem viên ngọc như ý ra để ước một cái ngai làm bằng bẩy món quý báu ở trên có lộng che. Ngài đặt em bé lên ngai rồi tuyên bố em bé là con trai và là người kế vị mình. Em bé sinh ra trong hoa sen được gọi là Hoàng tử Bồ Tát và được tôn làm vua. Khi được 13 tuổi, Ngài ngồi trên ngai làm bằng vàng và lục ngọc, các giáo sĩ làm lễ cầu quốc thái dân an. Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và các vị Thiên vương ở mười phương đến rưới cam lộ lên Ngài và gọi Ngài là vua Hoa Sen, tức Padma Gyalpo (một trong tám phương diện của Đại sư Liên Hoa Sanh).
Vua Hoa Sen đặt ra luật pháp mới dựa trên Mười Điều Cấm (Thập giới). Cả vương quốc trở nên thịnh vượng và mọi người đều hạnh phúc. Ngài học giỏi các môn thơ và luận lý. Về môn đấu vật và các môn thể thao khác thì không ai thắng được Ngài. Ngài có thể bắn một mũi tên xuyên qua lỗ kim, hay bắn mười ba mũi tên liên tiếp, mũi sau cắm vào đuôi mũi trước. Sức bắn cung của Ngài mạnh đến nỗi mũi tên xuyên qua bẩy cánh cửa bằng da và bẩy cánh cửa bằng sắt, và khi Ngài bắn lên trời, mũi tên bay cao tới nỗi người ta không trông thấy nó nữa, vì vậy mọi người gọi Ngài là “Vua Anh Hùng Thể Thao Đại Lực”.
Có lần Ngài nhấc bổng tảng đá lớn bằng con trau “Yak” rồi liệng nó xa tới nỗi không ai trông thấy nó nữa. Ngài có thể để chín cái đe vào một cái bao và ném chúng vào một mỏm đá làm cho nó đổ xuống. Ngài có thể chạy một hơi ba vòng quanh thành phố nhanh như tên bắn. Ngài bơi nhanh hơn cá, và có thể quăng dây bắt một con diều hâu đang bay trên trời. Ngài cũng là một nhạc sĩ có tài. Vì vậy Ngài cũng được gọi là “Vua Sư Tử Bất Bạo”.
CÁC LA HÁN
Một hôm Ngài đi một mình tới Rừng Bi Thảm ở cách hoàng cung 2 dặm để tham thiền. Khi Ngài đang ngồi thiền, mấy vị La Hán bay qua đó liện hạ xuống và ca tụng: “Lành thay! Lành thay! Chắc chắn Ngài là Liên Hoa Vương. Ngài là vị Phật thứ nhì, xuất hiện nơi thế gian để báo hiệu thời đại mới, và sẽ chinh phục thế gian. Dù chúng tôi có một trăm cái lưỡi và sống từ đại kiếp này sang đại kiếp khác cũng không thể có được một phần nhỏ sự thông thái của Ngài”. Sau khi nhiễu quanh Ngài bảy vòng, họ bay lên trời rồi biến mất.
KẾ HOẠCH RÀNG BUỘC LIÊN HOA VƯƠNG BẰNG HÔN NHÂN
Thấy Hoàng tử thiên về đời sống tâm linh, vua Indrabodhi và các quan sợ Ngài chối bỏ vương quốc, họ bàn với nhau là phải tìm cho Ngài một người vợ. Hoàng tử biết họ muốn ràng buộc mình vào đời sống gia đình nên Ngài không chọn một cô gái nào trong số những người được tuyển từ khắp xứ Urgyan. Vua Indrabodhi ép Ngài phải lấy vợ trong vòng bảy ngày. Sau khi suy nghĩ kỹ, hoàng tử quyết định làm theo lệnh vị vua già là người đã nuôi mình như cha nuôi con. Ngài đưa cho nhà vua một bản viết về hạng thiếu nữ mà Ngài sẽ chấp nhận.
Nhà vua ra lệnh cho tể tướng Trigunadhara đi tìm một cô gái có những điều kiện mà hoàng tử đòi hỏi. Tể tướng lập tức đi tới xứ Singala nơi đang tổ chức một đại lễ Phật giáo. Trong cuộc lễ, tể tướng trông thấy một cô gái đẹp bậc nhất trong một đoàn năm trăm thiếu nữ. Cô ta là Bhasadhara, con vua Chandra Kumar và đã đính hôn với một hoàng tử. Tể tướng vội trở về tâu lại với vua Indrabodhi rằng ông thấy Bhasadhara xứng đáng với Liên Hoa Vương.
LỄ CƯỚI
Lấy cớ là muốn tặng quà cho họ, vua Indrabodhi mời công chúa và bón trăm chín mươi chín cô gái kia tới cung điện của Ngài. Khi nhìn thấy Bhasadhara hoàng tử hài lòng ngay. Ngài đưa cho công chúa viên ngọc như ý; nàng ước được làm vợ Ngài. Sau đó Bhasadhara và các cô gái trở về Singala với một bức thư gửi vua Chandra Kumar thỉnh cầu Ngài cho phép Bhasadhara được thành hôn với hoàng tử Liên Hoa Sanh. Vua Chandra Kumar trả lời rằng Nài rất muốn được hân hạnh đáp ứng lời thỉnh cầu, nhưng công chúa đã đính hôn với ông hoàng xứ Singala và sắp đến ngày làm lễ cưới.
Nhận được tin này, Hoảng tử Liên Hoa Sanh nói: “Chỉ có một mình nàng là tôi thấy vừa ý. Tôi phải có nàng làm vợ”. Vua Indrabodhi gọi một đạo sĩ tới nói rằng: “Hãy đi sang xứ Singala, tới hoàng cung vào lúc lễ cưới tạm ngừng một đêm, lấy bụi sắt trộn một chút nước để vào dưới móng tay của công chúa.” (để hóa giải pháp thuật của người Singala).
Sau khi vị đạo sĩ vâng lệnh ra đi, nhà vua lên nóc hoàng cung, kéo cao lá cờ chiến thắng có gắn viên ngọc như ý rồi cúi lạy bốn hướng, cầu nguyện rằng Bhasadhara và các tì nữ của nàng sẽ được mang về trước mặt Ngài. Điều ước của Ngài được thực hiện nhanh như gió.
Nhà vua ra lệnh sửa soạn lễ cưới của hoàng tử Liên Hoa Sanh và Bhasadhara. Trong lễ cưới và theo phong tục thời đó, một trăm ngàn phụ nữ Urgyan tuyên bố Bhasadhara là Hoàng hậu. Sau đó bốn trăm chín mươi chín cô gái cũng làm lễ cưới với hoàng tử vì theo truyền thống, một vị vua của xứ Urgyan phải có năm trăm người vợ. Thế là hoàng tử Liên Hoa Sanh hưởng hạnh phúc thế gian trong năm năm.
CHỐI BỎ
Rồi vị Phật Thiền Vajra Sattva (Kim Cương Tát Đỏa) xuất hiện, nói với hoàng tử rằng đã đến lúc Ngài từ bỏ cuộc sống hôn nhân cùng ngai vàng. Còn vua Indrabodhi thì mơ thấy mặt trời và mặt trăng lặn cùng một lúc, cung điện đầy tiếng than thở và tất cả các quan đều khóc. Khi thức dậy, Ngài suy nghĩ về giấc mơ mà buồn rầu. Ít lâu sau, hoàng tử và các cận thần đi bộ tới Rừng Bi Thảm, nơi Ngài đã gặp các vị La Hán. Lúc đó trên bầu trời hướng nam hiện ra các dấu hiệu Phật giáo cho thấy hoàng tử sắp trở thành một vị Chuyển Luân Vương hay vị vua vĩ đại nhất thế gian. Quả nhiên, nhiều vị vua của các xứ khác lần lượt chịu thần phục Ngài.
Sau khi đạt được đỉnh cao của quyền lực thế gian và lạc thú phàm tục như vậy, Đức Liên Hoa Sanh nhận ra tính chất giả ảo và không đáng thỏa mãn của vạn vật trong cõi vô thường. Ngài nói với vua cha là mình đã quyết định từ bỏ ngôi vua để xuất gia. Khi vua Indrabodhi phản đối, Ngài nói: “Nếu không được sống đời tu hành, tôi sẽ chết ngay tại đây trước mặt Ngài”. Nói rồi Ngài cầm một con dao găm đâm vào sườn bên phải của mình như muốn thí mạng. Nhà vua nghĩ thà để cho hoàng tử xuất gia hơn là làm cho Ngài tự tử. Cả những lời van xin của các quan cũng như lời cầu khẩn từ bạn thân của nhà vua là Kim Quang người Singala hay lời than khóc của năm trăm người vợ cũng không thể làm cho Đức Liên Hoa Sanh từ bỏ ý định. Vì vậy Ngài có tên là “Vua Kim Cương Bất Khả Thuyết Phục”.
CHIA LY
Khi Đức Liên Hoa Sanh sắp ra đi, năm trăm người vợ của Ngài khóc và nói rằng: “Ngài là con mắt của chúng tôi; chúng tôi không thể xa Ngài một phút nào cả. Ngài nỡ lòng nào bỏ chúng tôi như bỏ những cái xác chết ngoài nghĩa địa. Hãy cho chúng tôi đi theo Ngài tới bất cứ đâu, nếu không chúng tôi sẽ như chó mất chủ. Ngài không thương xót chúng tôi hay sao?”
Đức Liên Hoa Sanh trả lời: “Cuộc sống thế gian là vô thường, chia ly là điều không thể tránh được. Thế gian giống như cái chợ, người ta đến rồi đi, thế thì tại sao lại phải phiền não vì chia ly? Đây là luân hồi mà chúng ta phải từ bỏ để nhất tâm tìm giải thoát. Ta đã quyết định sống đời tu sĩ và ta sẽ sửa soạn con đường cho các người tự cứu độ mình, để sau đó các người có thể làm như ta. Nhưng bây giờ hãy ở lại đây.” Khi ra đi Ngài hứa với họ là Ngài sẽ trở về khi nào đạt chân lý, vì vậy họ gọi Ngài là “Vị Vua Giữ Lời Hứa”.
VÌ NGHIỆP QUẢ LÀM NGƯỜI KHÁC MẤT MẠNG
Đức Liên Hoa Sanh đi tới một nơi khác trong xứ Urgyan. Ở đó có một người sinh ra với bộ phận sinh dục có đầy ở trên thân mình, vì kiếp trước người đó là một tu sĩ phạm giới sống với một kỹ nữ. Người kỹ nữ đã đầu thai làm con trai của một vị vua. Lúc đó người kia biến thành một con ruồi đậu trên trán của đứa bé trai đó. Đức Liên Hoa Sanh liệng một viên sỏi vào con ruồi mạnh đến nỗi không những làm con ruồi chết mà viên sỏi còn xuyên vào trong óc đứa bé nữa.
Khi bị tố cáo là thủ phạm làm chết đứa bé, Đức Liên Hoa Sanh giải thích rằng ngày xưa có một người kỹ nữ bị một nhân tình của mình tên là Padma Tsalag giết vì ghen khi người đó được người hầu gái của người kỹ nữ cho biết là nàng đã bí mật có một người tình khác là một thương gia tên Hari. Padma Tsalag lại đổ tội cho một người tên là Gautama là thủ phạm vụ giết cô kỹ nữ, và Gautama phải chịu tử hình. Vì con ruồi là Padma Tsalag, con trai vị vua là người kỹ nữ, còn Đức Liên Hoa Sanh chính là kiếp sau của Gautama nên do nghiệp lực, Ngài đã liệng viên sỏi gây ra cái chết của đứa bé. Ngài thỉnh cầu vua Indrabodhi cho phép luật pháp của vương quốc được thi hành, và Ngài bị giam trong hoàng cung.
Lúc đó kinh đô bị mười ngàn yêu quái vây chặt vì chúng không muốn Đức Liên Hoa Sanh trở thành tu sĩ để có thể hủy diệt quyền lực của chúng, và vì vậy cổng thành cũng như cổng hoàng cung được đóng chặt trong khi Đức Liên Hoa Sanh tìm cách thoát ra ngoài. Ngài cởi bỏ y phục, bôi lên người một thứ thuốc kỳ diệu làm bằng xương người, rồi cầm một chùy kim cương và một cây chĩa ba. Ngài đi lên nóc hoàng cung nhảy múa như một người khùng. Ngài thả cho cả chùy kim cương lẫn cây chĩa ba rơi xuống; cây chĩa xuyên vào tim của người vợ một viên quan, còn chùy kim cương rơi trúng vào đầu đứa con nhỏ của bà ta và cả hai đều bị chết.
BỊ LƯU ĐÀY
Các quan cho rằng vì đã làm chết hai người, Đức Liên Hoa Sanh phải bị treo cổ, nhưng nhà vua nói: “Đứa con này của ta không phải là người thường, và vì Ngài thuộc giòng giống thiêng liêng nên không thể chịu tội tử hình. Ta quyết định lưu đày Ngài.”
Nhà vua nói với Đức Liên Hoa Sanh là án lưu đày sẽ được thi hành trong ba tháng nữa. Đức Liên Hoa Sanh giải thích rằng, cũng giống như vụ đứa bé bị chết với con ruồi, vụ hai mẹ con bị chết là có lý do nghiệp quả. Trong kiếp trước đứa con là người hầu gái của cô kỹ nữ, và đã cho Padma Tsalag biết về liên hệ vụng trộm giữa cô chủ của mình và Hari, người thương gia; còn người mẹ chính là kiếp sau của Hari. Dù không nhận tội cố sát nhưng Đức Liên Hoa Sanh không thù ghét một người nào trong số những người buộc tội mình.
Nhiều xứ khác của Ấn Độ, cũng như Trung Hoa và Ba Tư, được coi là những nơi mà Đức Liên Hoa Sanh sẽ phải lưu đày, nhưng nhà vua nói rằng Ngài có thể tới bất cứ chỗ nào Ngài muốn. Đức Liên Hoa Sanh nói: “Đối với ta, xứ nào cũng tốt cả. Ta chỉ cần được làm việc đạo, và bất cứ chỗ nào cũng là tu viện của ta.”
Nhà vua bí mật tặng Ngài viên ngọc như ý, nhưng Ngài không nhận, và nói: “Bất cứ vật gì ta nhìn cũng là ngọc như ý của ta”. Rồi Ngài bảo nhà vua đưa bàn tay ra và Ngài nhổ vào bàn tay đó, tức khắc nước bọt của Ngài trong bàn tay của nhà vua biến thành một viên ngọc như ý khác.
Bhasadhara kêu khóc và nắm lấy tay Ngài, xin Ngài cho mình cùng được lưu đày, nhưng Đức Liên Hoa Sanh đi ra một khu vườn để nói với đám đông đang đi theo Ngài:
“Xác thân là vô thường và giống như bờ vực thẳm, vì xác thân và bờ vực dẫn người ta đến cái chết. Hơi thở là vô thường như mây khói. Nhân tâm là vô thường như tia chớp. Cuộc đời là vô thường như giọt sương trên đầu ngọn cỏ.”
Sau đó bốn vị Thiên vương trấn giữ bốn hướng đông, tây, nam, bắc xuất hiện cùng với các vị thần phò tá, họ đều phục lạy và ca tụng Đức Liên Hoa Sanh. Bốn Dakini của bốn hướng chính cũng đến trong tiếng nhạc và tiếng hát để đặt Đức Liên Hoa Sanh ngồi trên một con ngựa thần, và Ngài biến vào bầu trời hướng nam. Vào lúc trời tối Ngài đáp xuống đất rồi đi tới một cái hang nơi Ngài làm lễ và cầu nguyện trong bảy ngày. Tất cả các vị thần hiền hòa đều xuất hiện với Ngài như trong một tấm gương để ban cho Ngài quyền năng siêu việt sinh tử.
VỊ THẦN CỦA CÁC XÁC CHẾT
Sau đó Ngài đi tới Nghĩa địa “Gỗ Trầm Hương Mát”, cách Bodh Gaya khoảng mười dặm. Dùng xác chết làm tọa cụ, Ngài ở đó trong 5 năm để hành thiền. Thức ăn của Ngài là thực phẩm mà người ta cúng cho người chết và để lại ở nghĩa địa cùng với xác chết; y phục của Ngài là vải liệm xác chết. Vì vậy người ta gọi Ngài là “Vị Thần Của Những Xác Chết”. Ở đây Ngài dạy cho các Dakini về chín giai đoạn tu tập của Đạo pháp.
Trong một nạn đói, nhiều xác chết được đặt ở nghĩa địa không có vải liệm hay thực phẩm, vì vậy Đại sư Liên Hoa Sanh biến thịt xác chết thành thức ăn thanh tịnh để dùng và lấy da của xác chết làm y phục. Ngài nhiếp phục các ma quỷ sống trong nghĩa địa và chúng chịu sự sai khiến của Ngài.
TIÊU DIỆT BỌN VÔ ĐẠO
Một tiểu vương của xứ Urgyan tên là Indraraja và thần dân của ông ta sinh tâm thù địch với Giáo pháp, vì vậy Đức Liên Hoa Sanh biến thành một vị Thần Phẫn Nộ và tước thể xác của họ vì đó là phương tiện để họ tạo nghiệp xấu, rồi Ngài dùng pháp thuật để uống máu và ăn thịt những cái xác đó. Thần thức của họ được Ngài giải thoát không rơi vào địa ngục. Ngài lấy bất cứ người đàn bà nào Ngài gặp để thanh tịnh hóa tâm của họ và làm cho họ xứng đáng làm mẹ những đứa con có đạo tâm.
QUỶ TRẺ TẨU THOÁT
Khi người vợ của vua Ahruta bị chết trong lúc đang có thai, xác của bà được bảo quàn ở một nghĩa địa nơi Đại Sư đang tham thiền. Ngài nhận thấy đứa bé gái trong bụng xác chết vẫn còn sống và vì giữa Ngài và đứa bé có nhân duyên với nhau trong kiếp trước nên Ngài quyết định nuoi nó. Biết được việc này, vua Ahruta cho quân sĩ tấn công Đại Sư. Vua Warma Shri cũng cho một dũng sĩ nổi tiếng tới hỗ trợ cho đạo quân kia. Đức Liên Hoa Sanh bắn trúng dũng sĩ đó một mũi tên rồi Ngài tẩu thoát; vày Ngài có tên là “Quỷ Trẻ Tẩu Thoát”.
Sau khi xây một bảo tháp để sám hối, Đức Liên Hoa Sanh trú ở “nghĩa địa Hạnh Phúc”, nơi các Dakini Phẫn Nộ có tên là “Nhiếp Phục Ma Quỷ” tới ban phước cho Ngài. Sau đó Ngài tham thiền ở nghĩa địa Sosaling, miền nam xứ Urgyan, và được các Dakini hiền hòa ban phước.
THU PHỤC CÁC DAKINI Ở HỒ DHANAKOSHA
Ngài cũng tới hồ Dhanakosha nơi mình đã sinh ra để giảng giáo lý Đại thừa cho các Dakini bằng ngôn ngữ của họ. Ngài thu phục họ và các quỷ thần địa phương bằng quyền năng tâm linh và họ phát nguyện giúp đỡ Ngài trong sứ mạng của Ngài trên thế gian. Được Vajra Varahi ban phước.
Chỗ ở kế tiếp của Đức Liên Hoa Sanh là “nghĩa địa Kinh Hoàng”, nơi Vajra Varahi xuất hiện ban phước cho Ngài. Bốn dòng nam thần và các Dakini của Ba Nơi Bí Mật, ở dưới mặt đất ở trên mặt đất và ở trên không, cũng xuất hiện, gia trì lực nhiếp phục của Ngài, và gọi Ngài là Dorje Dragpo, tức “Thần Phẫn Nộ Kim Cương”.
QUYẾT ĐỊNH TÌM THẦY
Đức Liên Hoa Sanh bây giờ tới thăm viếng Bodh Gaya hay Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật thành đạo. Ngài tập pháp biến đổi hình dạng, và có khi Ngài tự biến thành một đàn voi rất đông, có khi thành một nhóm đạo sĩ. Khi người ta hỏi Ngài là ai, Ngài trả lời: “Ta không có cha mẹ, không sư trưởng, không thầy, không đẳng cấp, không tên. Ta là Phật tự sinh”. Mọi người nói với nhau: “Người này không có thầy, như vậy không phải là quỷ hay sao?” Câu nói này làm cho Ngài suy nghĩ: “Dù mình là hóa thân tự sinh của Đức Phật và do đó không cần một vị thầy nào cả, nhưng mình nên theo học các học giả về Ba Giáo Lý Bí Mật, vì những người này cũng như người đời sau cần có sự hướng dẫn về đạo pháp”.
CÁC MÔN MÀ NGÀI HỌC
Vị thầy đầu tiên của Đức Liên Hoa Sanh là một “Loka Siddha”, hay một người đã thành tựu lục thông hay các quyền năng tâm linh, ở thành Ba Nại (Benares), và cũng là một vị thầy về môn chiêm tinh học. Ngài được dạy về năm mà Đức Phật được thụ thai, năm mà mẹ của Đức Phật mộng thấy một con voi trắng nhập vào bào thai, năm Đức Phật ra đời, và về sự tương ứng của những thời kỳ có ý nghĩa huyền bí này với lịch Tây Tạng. Ngài cũng được dạy về nguyên nhân của nhật thực và nguyệt thực. Bây giờ Ngài được gọi là “Nhà Chiêm Tinh Học Của Kalachakra” tức là của “Bánh Xe Thời Gian” hay “Vòng Thời Gian”.
Sau đó, Đức Liên Hoa Sanh học thông thạo môn y học với con trai của một y sĩ danh tiếng được gọi là “Người trẻ tuổi chữa bệnh”. Vì vậy Ngài có danh hiệu là “Tinh Hoa Y Học Cứu Mạng”.
Vị thầy kế tiếp của Ngài là một đạo sĩ được tiếng là người giỏi nhất về môn chính tả và viết văn, dạy Ngài tiếng Sanskrit và các thổ ngữ tương cận, ngôn ngữ của quỷ, ý nghĩa của các dấu hiệu và biểu tượng, ngôn ngữ của các vị thần, của loài thú, và của các loài khác thuộc sáu loài Luân Hồi. Đức Liên Hoa Sanh học thông thạo 64 loại chữ viết và 360 ngôn ngữ, vì vậy Ngài được gọi là “Vị Thầy Sư Tử Về Ngôn Ngữ”.
Ngài lại học với một nghệ sĩ giỏi, tên là Vishvakarma và đã được 80 tuổi, cho đến khi lão luyện các nghề vàng, bạc, ngọc, đồng, sắt và đá, nghề tạc tượng, vẽ tranh, nặn tượng, khắc hình, nghề mộc, xây nhà, làm dây thừng, làm giầy, làm mũ, may y phục và tất cả các nghề khác. Một người đàn bà ăn mày dạy Ngài nghề làm đồ gốm. Vì vậy Ngài được gọi là “Vị Thầy Có Học Mọi Công Nghệ”.
ĐẠO SƯ PRABHAHASTI
Ít lâu sau đó, trong khi du hành Đức Liên Hoa Sanh gặp hai Tỳ khưu đang trên đường đi tới chỗ đạo sư của họ. Chào họ xong Ngài xin họ chỉ giáo về đạo pháp. Nhưng thấy Ngài mang võ khí và hình dạng lại thô kệch như quỷ dạ xoa, họ bỏ chạy. Ngài gọi họ rồi nói: “Ta đã bỏ những hành động xấu để sống theo giáo pháp. Làm ơn nói cho ta biết về đạo”. Họ bảo Ngài đưa cho họ cây cung và ống đựng những mũi tên sắt rồi đưa Ngài đi cùng tới gặp thầy của họ là Prabhahasti, một hóa thân của A Đề Phật (Adi Buddha, Phật Nguyên Thủy) sống trong một cái nhà gỗ có chín cửa (thể xác và cửu khiếu). Sau khi đảnh lễ vị đạo sư, Ngài nói: “Lành thay! Lành thay! Đạo sư tôn quý, xin Ngài hãy nghe ta nói. Dù ta là một hoàng tử, sinh ra ở xức Urgyan, nhưng ta đã phạm tội giết đứa con quỷ của một viên quan nên đã bị lưu đày. Ta tới đây mà không có quà biếu cho Ngài thì thật là không phải, nhưng ta không có tài sản thế gian nào cả. Xin Ngài hạ cố dạy ta tất cả những gì Ngài biết.”
Đạo sư đáp: “Lành thay! Lành thay! Chàng tuổi trẻ dị thường! Ngài là cái bình quý để đựng tinh hoa Giáo Pháp. Ngài là hiện thân của vật chứa giáo lý Đại thừa. Ta sẽ dạy Ngài tất cả.”
Đức Liên Hoa Sanh nói: “Trước hết, xin hãy ban cho ta phạm hạnh (hạnh không dâm dục)”. Đạo sư trả lời: “Ta có thể dạy Ngài các pháp tu tập nhưng ta không thể ban cho Ngài phạm hạnh. Muốn có phạm hạnh Ngài nên tới gặp Ananda ở Hang Asura. Bây giờ trước khi học về Đại thừa, hãy nhận sự ban phước của ta.”
Đại sư Prabhahasti dạy Đức Liên Hoa Sanh phương tiện đạt Phật Quả; tránh thoái chuyển; thông suốt về ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; sáu hạnh hoàn hảo (Ba la mật): Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ; và các pháp tu tập. Dù Đức Liên Hoa Sanh chỉ cần học một lần là nhớ và thông thạo bất cứ môn nào, nhưng để rửa sạch mọi tội lỗi của Ngài, đạo sư cho Ngài học lại mỗi môn mười tám lần.
ĐỨC ANANDA
Sau đó, ở Hang Asura (A-tu-la), với sự chủ trì của Đức Ananda, Đức Liên Hoa Sanh phát nguyện giữ giới độc thân và làm lễ thọ giới. Đức Ananda phong Ngài làm một đại diện của Đức Phật. nữ Thần Đất tới mặc áo vàng cho Ngài, và chư Phật mười phương xuất hiện ca tụng Ngài là “Sư Tử Dòng Sakya, người Thọ Pháp.”
SỰ ƯU TÚ CỦA ĐỨC ANANDA
Khi đã thọ giới Tỳ khưu, có quyền năng Đại thừa để diệt trừ những ác trược của thế gian, Đức Liên Hoa Sanh cũng làm như các vị Phật đời trước là ra ngoài đời thuyết pháp hóa độ chúng sanh và nói chuyện giáo pháp với các Bồ tát. Và khi đã trở thành mọt Bồ tát, ngài trở về với Ananda. Một hôm Ngài hỏi tại sao Đức Ananda trỏ thành đại để tử của Đức Phật, Đức Ananda trả lời rằng Ngài trở thành đệ tử ưu tú của Đức Phật vì Ngài thành tâm thực hành các giáo lý, rồi Ngài kể truyện sau đây.
TRUYỆN MỘT TỲ KHƯU KHÔNG TRUNG THÀNH
Ở Bodhi Gaya có một Tỳ khưu tên là “Thiện Tinh”, đã học thuộc 12 quyển kinh nhưng không thực hành một điều gì cả, vì vậy Đức Phật khuyên Tỳ khưu đó: “Dù người thuộc lòng mọi giáo lý, nhưng ngươi lại không thực hành, như vậy ngươi không thể được coi là người có học”. Tỳ khưu đó nổi giận, cãi lại: “Ngài chỉ có ba điều khác tôi, đó là 32 tướng hảo lớn, 80 tướng hảo nhỏ, và hào quang lớn bằng hai cánh tay dang thẳng. Tôi cũng là người có học. Dù đã theo hầu Ngài 24 năm rồi nhưng tôi không thấy Ngài có một chút tri thức nào lớn cỡ hạt cải”. Cơn giận tăng thêm, Tỳ khưu đó la lớn hết sức. “Ta không đi theo ngươi nữa, đồ ăn mày vô dụng. Ta hiểu Giáo Pháp hơn người, đồ hèn chạy khỏi xứ của mình.” Rồi Tỳ khưu đó vừa la lớn vừa bỏ đi.
ĐỨC ANANDA ĐƯỢC CHỌN LÀM ĐẠI ĐỆ TỬ
Đức Phật gọi tất cả cá đệ tử lại rồi nói: “Thiện Tinh đã giận ta và bỏ đi. Ta muốn biết ai sẽ là thị giả của ta thay cho y”. Mọi người đảnh lễ, xin làm thị giả, và đều nói: “Con muốn theo hầu Ngài, con muốn theo hầu Ngài”. Đức Phật hỏi: “Tại sao lại muốn theo hầu ta khi biết là ta đã già rồi?” Rồi Ngài không chọn ai cả, và mọi người đều im lặng tham thiền. Nhưng Đức Moggallana (Mục Kiền Liên) nhận thấy ngay là chỉ có Đức Ananda là xứng đáng làm thị giả của Đức Phật. Kết quả là pháp hội gần năm trăm Tỳ khưu có học, trong só đó có nhiều vị là Bồ tát, chọn Ananda. Đức Phật cười rồi nói: “Lành thay!” và Đức Ananda thưa: “Dù không xứng đáng, nhưng nếu phải hầu hạ Ngài, con xin Ngài hứa với con ba điều. Điều thứ nhất là con được phép tự cung cấp cho mình thực phẩm và y phục. Điều thứ hai là Ngài sẽ dạy cho con bất cứ giáo lý nào con thỉnh cầu. Và điều thứ ba là Ngài sẽ khong dạy một giáo lý mới nào khi con không có mặt.”
Đức Phật cười rồi trả lời: “Lành thay! Lành thay! Lành thay!”
ĐỨC PHẬT TIÊN TRI CÁI CHẾT CỦA TỲ KHƯU KHÔNG TRUNG THÀNH
Câu hỏi trước hết của Đức Ananda với Đức Phật là về Tỳ khưu Thiện Tinh. Đức Phật nói rằng bẩy ngày nữa Thiện Tinh sẽ chết và trở thành ma đau khổ trong vườn tịnh xá. Khi được Ananda cho biết về lời tiên tri của Đức Phật, Thiện Tinh lo lắng nói: “Có khi những lời nói dối của ông ta trở thành sự thật. Nhưng nếu sau bẩy ngày nữa mà tôi còn sống thì tôi sẽ có thêm nhiều điều để nói về ông ta. Trong khi đó, tôi sẽ ở lại đây.”
Vào buổi sáng ngày thứ tám Ananda thấy Thiện Tinh đã chết và hồn ma của y ám ảnh vườn tịnh xá. Sau đó, khi Đức Phật tới vườn giảng Giáo pháp, hồn ma quay mặt đi chỗ khác và lấy hai bàn tay bịt tai lại.
ĐỨC ANANDA NÓI VỀ ĐỨC PHẬT
Đức Ananda nói rằng Ngài đã hầu hạ Đức Phật một cách trung thành trong 21 năm. Ngài kể rằng Đức Phật thành đạo ở Bodh Gaya vào năm Ngài 3 tuổi và chuyển pháp luân ở Sarmath, gần thành Benares, dạy về Tứ Diệu Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong bẩy năm kém hai tháng dạy đạo ở Sarmath, lời của Đức Phật được viết trong 12 quyển kinh mà Thiện Tinh đã học thuọc lòng và trong 10 quyển khác. Đức Ananda nói về nội dung của mười quyển này như sau: Quyển một giảng giáo lý về Thiện và Ác, quyển hai, quyển ba và bốn, nói về một trăm bổn phận tôn giáo; quyển năm nói về cách thực hành những bổn phận đó; quyển sáu nói giáo lý về tự ngã; quyển bẩy nói về các pháp tu tập, quyển tám nói về quả báo tốt của từ tâm; quyển chín nói về trí huệ; quyển mười nói về tâm và ý; cũng có một số giáo lý khác về tham, sân, si, giới điều của tu sĩ, về đạo sư và phương pháp thuyết giảng về Tánh Không, về quả báo tốt của sự trì giới và về pháp giải thoát.
Trong thời kỳ giáo hóa thứ nhì kéo dài khoảng 10 năm, Đức Phật dạy giáo lý Đại thừa ở xứ Magadha, ở Gridhrakuta, Jetavana, và các nơi khác. Ngài cũng thuyết giảng cho các Bồ tát Di Lặc, Quán Thế Âm và các vị khác ở cõi trời cũng như các quỷ thần về tinh túy của Giáo Pháp như được trình bày trong các kinh sách. Đức Phật cũng nói về chuyến viếng thăm Tích Lan của Ngài.
Thời thuyết pháp thứ ba của Đức Phật kéo dài 13 năm, phần lớn thời gian nầy Ngài dạy các vị thần, các Naga (Thần Rắn), các La Han, và các loài khác ở các cõi cao. Trong thời kỳ thứ tư, gồm bẩy năm, Ngài dạy giáo lý Mật giáo nhưng chỉ dạy phần công truyền (Hiển giáo).
Đức Phật chỉ dẫn và gia trì lực cho một trong năm vị Phật thiền là Vajrapani (Kim Cương Thủ) dạy phần bí truyền của Mật giáo và Ngài nói với Phật Vajrapani: “Khong thể cùng lúc có hai vị Phật thuyết pháp ở Bodh Gaya. Nếu có một vị Phật nữa thì Ngài chỉ đến sau khi vị Phật hiện tại ra đi”.
Từ lúc nầy cho đến khi nhập Niết bàn vào năm 82 tuổi, Đức Phật thuyết Kinh, Luật, Luận và bộ “Getri” tức 84.000 ngàn câu kệ, còn gọi là 84.000 pháp môn.
ĐỨC LIÊN HOA SANH HỌC VỚI ĐỨC ANANDA
Đức Liên Hoa rất hài lòng với những lời của Đức Ananda và Ngài theo học Đức Ananda trong 5 năm, làu thông 12 quyển ghi lời dạy của Đức Phật, tức bộ “Getri” mà Thiện Tinh đã học thuộc lòng.
Khi gần học xong với Đức Ananda, Đức Liên Hoa Sanh nhận thấy phần công truyền của giáo pháp là không đủ, Ngài nghĩ: “Mình phải tìm ra một con đường hoàn thiện hơn với những giáo lý về Tánh Không và Trí Huệ.”
ĐỨC ANANDA NÓI VỀ KINH SÁCH
Ngài hỏi Đức Ananda: “Các câu Kinh Điển và Mật Điển đã được viết trong bao lâu? Có bao nhiêu quyển tất cả và có thể tìm thấy ở đâu?” Đức Ananda trả lời: “Từ khi Đức Phật nhập Niết bàn, tất cả những gì Ngài nói đã được ghi chép. Nếu dùng Voi Thần của Indra để chở thì số kinh sách này sẽ là 500 lố.”
Các Deva (Thiên Thần) và các Naga (Rắn Thần) đều muốn chiếm bộ kinh sách cho cõi của họ. Những quyển của bộ “Boom” (gần 12 quyển “Đại Bát Nhã”) được cất giấu ở cõi của các Naga. Bộ “Bát Nhã Ba La Mật” được cất giấu ở cõi trời Indra (Đế thích). Phần lớn Kinh Tạng được cất giấu ở Bodh Gaya. Luận Tạng được cất giấu ở Tu viện Nalanda. Đa số kinh sách Đại thừa được cất giấu ở Urgyan, còn những văn bản khác được để vào trong Bảo Tháp ở Nalanda. Tất cả những kinh sách này đều được bảo vệ chống lại sự phá hoại của côn trùng và ẩm thấp.
ĐỨC LIÊN HOA SANH THUYẾT PHÁP VÀ HỌC
Sau khi hoàn tất việc học với Đức Ananda, Đức Liên Hoa Sanh đi tới một nghĩa địa chỗ ở của Thần Mahakala, có mình trâu Yak, đầu sư tử và chân giống như những con rắn. Nghĩa địa có một cái tháp làm bằng ngọc quý, chỗ tựa lưng của Đức Liên Hoa Sanh khi Ngài thuyết pháp. Trong 5 năm ở đó Ngài dạy các Dakini và được gọi là Đấng Tia Sáng Mặt Trời (một trong tám phương diện của Ngài).
Để tìm một giáo lý có khả năng diễn giảng những điều quan trọng một cách ngắn gọn, và khi được ứng dụng sẽ có hiệu quả tức khắc, như mặt trời vừa mới mọc tức khắc tỏa ánh sáng và sức nóng, Đức Liên Hoa Sanh đi lên cõi trời Ogmin gặp Đức A Đề Phật và được dạy Giáo Lý Đại Hoàn Thiện. Lúc này Đức Liên Hoa Sanh được gọi là Vajra Dhara (Kim Cương Trì) về mặt bí truyền.
Sau đó, Ngài đi tới nghĩa địa “Hạnh Phúc Tăng Trưởng” ở Kashmir. Trong 5 năm ở đó Ngài dạy Giáo Pháp cho nữ quỷ Gaurima và cho nhiều Dakini. Ngài được gọi là “Người Truyền Trí Huệ Cho Các Cõi” (một trong tám phương diện). Rồi Ngài lại đi lên cõi trời của Đức Phật Vajra Sattva để học thấu đáo môn Yoga và Mật giáo, và Ngài được gọi là Vajra Dhara về mặt công truyền.
Đức Liên Hoa Sanh cũng sống 5 năm ở nghĩa địa “Đỉnh Núi Tự Tạo” ở Nepal. Ở đó Ngài dạy và nhiếp phục nhiều loại quỷ thần và Ngài chế ngự ba cõi luân hồi, vì vậy Ngài được gọi là “Tiếng Rống của Sư Tử” (một trong tám hương diện).
Ở cõi trời của Đức A Đề Phật, Đức Liên Hoa Sanh được dạy trọn vẹn về Chín Thừa hay Chính Đạo Pháp đạt giác ngộ, về 21 luận thư về “Chitti Yoga” (Yoga Tâm Thức), và về mọi điều thuộc Mật Chú và Mật Giáo, và Ngài được gọi là “Người Được Dạy Trọn Vẹn”.
Ở nghĩa địa “Đỉnh núi Lanka”, xứ Sahor, Ngài thuyết pháp và nhiếp phục nhiều quỷ thần đáng sợ. Các quỷ thần sinh ra từ nước ở đâu cũng gọi Ngài là Liên Hoa Sanh.
Ở nghĩa địa “Đỉnh Núi Thần”, xứ Urgyan, trong 5 năm, Đức Liên Hoa Sanh học cách đạt giải thoát Mật Giáo do một Dakini thuộc Dòng Vajra Yogini dạy (đây là nữ Thần Dạy Học Kim Cương Du Già Nữ của Mật giáo Tây Tạng).
Ở nghĩa địa “Đỉnh Núi Hoa Sen” Ngài dạy các Dakini và được gọi là “Đấng An Ủi Vĩnh Cửu Của Chúng Sinh” (một trong tám phương diện).
ĐƯỢC MỘT DAKINI TRUYỀN PHÁP
Vị thầy tiếp theo của Đức Liên Hoa Sanh là một Dakini đã thọ giới, sống ở trong vườn trầm hương giữa một nghĩa địa, trong một cung điện làm bằng sọ người. Khi đến cung điện Ngài thấy cửa đã đóng, và khi một người hầu mang nước vào cung, Ngài tham thiền để người đàn bà đó bị chặn lại bằng pháp thuật của Ngài. Người đàn bà liền dùng một con dao bằng thạch anh mổ ngực của mình, để lộ ra ở phần trên 42 Vị Thần Hiền Hòa, và ở phần dưới 58 Vị Thần Phẫn Nộ (tức Mandala 100 vị thần Mật giáo), rồi nói với Ngài: “Ta nhận thấy Ngài là một khất sĩ kỳ diệu có quyền năng lớn. Nhưng hãy nhìn ta, Ngài không tin ta sao?” Đức Liên Hoa Sanh cúi chào người đàn bà, xin lỗi rồi hỏi về những giáo lý mà Ngài muốn biết. Người đàn bà trả lời: “Ta chỉ là người hầu. Hãy đi vào bên trong”.
Trong cung điện, Đức Liên Hoa Sanh thấy vị Dakini ngồi trên ngai mặt trời và mặt trăng, hai tay cầm trống “Damaru” (trống bồi) và chén sọ, xung quanh là 32 Dakini đang dâng lễ. Đức Liên Hoa Sanh đảnh lễ, dâng lễ vật rồi thỉnh cầu Nữ Thần dạy mình các giáo lý công truyền cũng như bí truyền. Ngay lúc đó 100 vị Thần Hiền Hòa và Phẫn Nộ xuất hiện ở bên trên. Nữ Thần nói: “Hãy nhìn các vị thần. Bây giờ hãy thọ pháp”. Ngài đáp: “Chư Phật các đời đều có thầy, vậy hãy nhận tôi làm đệ tử của Ngài.”
Nữ Thần thâu tất cả các vị thần trở vào thân của mình rồi biến Đức Liên Hoa Sanh thành chuẩn tự Hum và nuốt chuẩn tự đó. Ở trong bụng của Nữ Thần Đức Liên Hoa Sanh nhận được lễ điểm đạo truyền pháp. Quan Thế Âm bí mật. Khi chuẩn tự “Hum” đi tới vùng luồng hỏa xà Kundalini, Nữ Thần ban cho Ngài lễ điểm đạo thân, khẩu, ý và Ngài được giả trừ mọi ô trược và vô minh. Nữ Thần cũng ban cho Ngài lễ điểm đạo Hayagriva (Thần Đầu Ngựa biểu lộ qua ma quỷ hay qua các lực lượng hủy diệt và bất hòa) để có quyền năng nhiếp phục ma quỷ.
MỘT VỊ THẦY TRÍ GIẢ
Một Trí Giả (Rig Zin) ở cõi trời Og Min (Akanistha, Sắc Cứu Cánh Thiên), cõi trời cao nhất của Phật giáo, dạy Đức Liên Hoa Sanh tất cả những gì mình biết về quyền thuật, tái sinh, tri thức thế gian, kho tàng bí mật, quyền năng đối với của cải trần tục và trường thọ, về mặt công truyền cũng như bí truyền.
MỘT ĐẠO SƯ MIẾN ĐIỆN
Vị Trí Giả đó bảo Đức Liên Hoa Sanh đến xứ Pegu ở Miến Điện tìm hoàng tử Shri Singha, một Đạo sư sống trong hang và dạy những giáo lý tinh yếu của tất cả các phái Phật giáo mà không phân biệt những giáo lý này với nhau. Khi Đức Liên Hoa Sanh tới xin thọ giáo, Đạo sư chỉ lên trời rồi nói: “Đừng ham muốn cái gì mình trông thấy. Không ham muốn, không ham muốn. Ham muốn, ham muốn. Đừng ham muốn ham muốn, đừng ham muốn ham muốn. Không vô minh, không vô minh. Vô minh, vô minh. Tánh Không của vạn pháp, Tánh Không của vạn pháp. Ham muốn ở trên, ở dưới, ở giữa, ở mọi hướng không phân biệt”. Vị thầy giải thích cặn kẽ giáo lý nầy rồi bảo đảm với Đức Liên Hoa Sanh là Ngài sẽ hiểu tinh túy của mọi giáo lý. Đức Liên Hoa Sanh liền ca tụng Đạo sư rồi hỏi: “Phật và không Phật khác nhau ở chỗ nào?” Shri Singha trả lời: “Dù tìm chỗ khác nhau cũng không thấy có gì khác nhau cả. Vì vậy đừng chấp vào sắc tướng bên ngoài. Dùng Trí Huệ hoàn hảo để trông thấy những điều bên trong. Chưa có ai khám phá ra Nguyên Nhân Đầu Tiên hay Nguyên Nhân Thứ Hai. Chính ta cũng chưa biết. Ngài cũng vậy, Ngài cũng không thể biết được.”
NGUỒN GỐC CỦA ĐỨC VĂN THÙ
Vị thầy kế tiếp của Đức Liên Hoa Sanh là Bồ Tát Văn Thù, trụ ở Ngũ Đài Sơn, gần sông Sita Sara, tỉnh Sơn Tây, Trung Hoa. Giống như Đức Liên Hoa Sanh, Đức Văn Thù có nguồn gốc kỳ diệu:
Có một lần Đức Phật đến Trung Hoa để thuyết pháp, nhưng người ta không nghe mà nhục mạ Ngài, vì vậy Ngài trở về Gridharakuta (Núi Linh Thứu) ở Ấn Độ. Thấy rằng không thể dạy giáo lý thượng thừa cho người Trung Hoa, Đức Phật quyết định chỉ truyền giáo lý thông thường và môn chiêm tinh cho họ. Ngài phóng ra từ đỉnh đầu một tia sáng mầu vàng, tia sáng này rơi trên một cái cây ở gần một trong năm bảo tháp xây trên năm đỉnh của Ngũ Đài Sơn. Thân cây mọc ra một cục u và từ cục u mọc ra một hoa sen. Đức Văn Thù sinh ra từ hoa sen này, tay phải cầm Gươm Trí Huệ, tay trái cầm hoa sen xanh với sách Trí Huệ.
CON RÙA VÀNG VÀ CHIÊM TINH HỌC
Từ đầu của Đức Văn Thù phát ra một con rùa vàng. Con rùa đi xuống sông Sita Sara, và từ một cái bọt nước hai con rùa trắng một đực một cái sinh ra. Hai con rùa này sinh ra năm loài rùa.
Lúc này Đức Phật phát ra từ đỉnh đầu một tia sáng màu trắng rơi xuống Nữ Thần Chiến Thắng. Nữ Thần tới gặp Đức VĂn Thù và được Ngài dạy bảy ngành Chiêm tinh học với 84.000 luận thư. Trong đó 21.000 luận thư dạy môn chiêm tinh cho người sống, 21.000 luận thư cho người chết, 21.000 cho hôn nhân và 21.000 cho ruộng đất.
ĐỨC LIÊN HOA SANH PHỤC HỒI MÔN CHIÊM TINH
Khi môn Chiêm tinh phát sinh từ Đức Văn Thù đã phổ biến khắp thế giới và được người ta ham mê đến nỗi giáo pháp của Đức Phật bị bỏ quên, Đức Văn Thù cất tất cả các sách Chiêm tinh học vào một cái hộp bằng đồng rồi giấu cái hộp vào một tảng đá ở sườn hướng đông của Ngũ Đài Sơn. Không còn sự hướng dẫn của môn Chiêm tinh nữa, loài người phải chịu nhiều tai họa như bệnh tật, tuổi thọ thấp, nghèo khổ, gia súc không sinh sản và nạn đói.
Được biết điều này, Bồ tát Quán Thế Âm xuất hiện trước Đức Liên Hoa Sanh và nói: “Ta đã cải tạo thế gian ba lần và đã trở về Phổ Đà Sơn (Potala). Nhưng bây giờ nhìn xuống thế gian, ta thấy loài người vẫn đau khổ và ta đã khóc. Vậy Ngài hãy hóa thành hình dạng của Brahma (Phạm Thiên) đi tìm lại bảo tạng Chiêm tinh học đã được cất giấu”.
Đức Liên Hoa Sanh làm theo lời, đi tới chỗ Đức Văn Thù và nói: “Dù chỉ là một phần nhỏ trong Giáo Pháp của Đức Phật, nhưng môn Chiêm tinh rất có lợi cho người thế gian. Vì vậy tôi xin Ngài lấy các sách chiêm tinh ra và dạy tôi môn Chiêm tinh”. Đức Văn Thù lấy sách Chiêm tinh ra khỏi chỗ cất giấu rồi dạy Đức Liên Hoa Sanh tất cả các môn này.
CÁC VỊ THẦY KHÁC
Sau đó Đức Liên Hoa Sanh học thêm giáo lý với Đức A Đề Phật và Ngài cũng học với các vị thầy khác tám giáo lý về các vị thần Hiền Hòa và Phẫn Nộ, quỷ thần thuọc ba cõi luân hồi, những bài kinh tụng, thần chú nguyền rủa, tinh yếu của tất cả tinh túy tôn giáo, và tính chất của việc phụng hiến. Các vị thần thuộc các môn này cũng xuất hiện trước mặt Ngài. Ngài xây một cái tháp có 13 bậc để cất giấu các sách viết về tám giáo lý này.
ĐỨC LIÊN HOA SANH LẤY LẠI KINH SÁCH
Một vị Dakini hiện ra trước Đức Liên Hoa Sanh và chào Ngài như: “Hóa thân của Tâm Phật A Di Đà” rồi nói rằng đã đến lúc Ngày lấy lại các kinh sách viết lời dạy của Đức Phật đã được cất giấu trước kia. Đức Liên Hoa Sanh thu thập các kinh sách từ các cõi trời, cõi Naga và cõi loài người. Khi đã học thông thạo các kinh sách này, Ngài được gọi là “Đấng Giàu Mạnh Của Thế Gian” (giàu và mạnh về trí huệ).
ĐỨC LIÊN HOA SANH ĐẠT QUYỀN NĂNG TÂM LINH
Ngài đi tới Núi Linh Thứu để học thuần thục các pháp luyện sức khỏe và trường thọ; đạt quyền năng tâm linh về năm giác quan bằng cách tuyệt thực và chỉ uống nước, giữ sức khỏe và thân nhiệt trong khi khỏa thân phương pháp làm cho tâm trí trong sáng, thân thể nhẹ nhàng, chạy nhanh bằng cách điều hòa cơ thể, sống lâu và học rộng như bầu trời bằng cách tuyệt thực và ứng dụng giáo lý về Tánh Không. Do thực hành mọi sám hối, Ngài chịu đựng mọi khó nhọc. Lúc này danh hiệu của Ngài là “Người Hưởng Đại Lạc”.
Đức Liên Hoa Sanh cũng đạt quyền năng rút cam lộ từ cát và sỏi, biến đồ dơ và thịt xác chết thành thực phẩm thanh tịnh, và nghệ thuật nhào lộn. Ngài được gọi là “Người Hưởng Thực Phẩm Một Cách Đế Vương”.
Đức Liên Hoa Sanh còn thủ đắc các quyền năng trường thọ bằng cách dùng tinh chất của vàng, phòng bệnh bằng tinh chất của bạc, đi trên nước bằng tinh chất của ngọc trai, hóa giải chất độc bằng tinh chất của sắt, đắc huệ nhãn bằng tinh chất của lam ngọc. Bây giờ Ngài có tên là “Hoa Sen Tinh Chất Của Ngọc”.
Đức Liên Hoa Sanh thuần thục trong cách dùng một ngàn loại tinh chất như vậy, và Ngài truyền bá phương pháp này vì lợi ích của mọi người.
Dược sư Phật xuất hiện đưa cho Ngài một bình cam lộ và bảo Ngài uống, Ngài uống một nửa còn một nửa Ngài giấu trong một bảo tháp. Bây giờ Ngài được gọi là “Liên Hoa Sanh Thành Tựu Giả”.
ĐỨC LIÊN HOA SANH TIÊU DIỆT BỌN ĐỒ TỂ
Ở một thành phố kia có nhiều người làm nghề sát sinh. Để tiêu diệt họ Đức Liên Hoa Sanh đầu thai làm một người con của họ và có tên là Kati kẻ Hoang Đàng Tay Quỷ. Vì làm nghề đồ tể, Kati không thấy có sự khác nhau giữa việc giết và ăn thịt loài thú với giết và ăn thịt loài người, vì vậy Kati giết các đồ tể và ăn thịt họ. Khi Kati cắt từng miếng thịt của mình để ăn thì người ta chửi và đuổi Ngài đi.
Kati làm quen với một đồ tể tên là Tumpo, cũng độc ác như Ngài, và nói với y rằng vì hai người có lối sống giống nhau nên sẽ hành động cùng với nhau. Kati đưa cung tên và bẫy cho Tumpo rồi nói: “Hãy ra sức giết bọn đồ tể kia, còn ta sẽ hết sức đưa thần thức của họ tới cõi của các vị thần”. Thế là tất cả các đồ tể đều bị giết.
NHIẾP PHỤC CÁC QUỶ THẦN
Tiếp theo, Đức Liên Hoa Sanh nhiếp phục các ngoại đạo và các quỷ thần, họ phát nguyện sẽ giúp Ngài thiết lập Giáo Pháp. Ngài viết một quyển sách về cách nhiếp phục quỷ thần và cất giấu quyển này trong một tảng đá.
Ngài nghĩ: “Mình không thể dễ dàng truyền bá Giáo pháp cứu độ chúng sinh khi chưa tiêu diệt điều xấu”. Rồi Ngài trở về nghĩa địa “Gỗ Trầm Mát” gần Bodh Gaya và làm ở đó một ngôi nhà bằng sọ người có tám cửa, ở bên trong có một cái ngai nơi Ngài ngồi thiền. Vị thần Phẫn Nộ Tho Wo Hum Chen (Hộ pháp của các chùa) xuất hiện, đảnh lễ Ngài rồi nói: “Hỡi Đấng Kim Cương Thân, Người Giữ Đạo Thích Ca, ngồi trên ngai như sư tử, tự sinh, tự lớn, người chinh phục sinh, lão và tử, trẻ trung vĩnh cửu, vượt mọi nhu nhược của thể xác, Ngài là Pháp thân. Ngài chiến thắng quỷ ngũ uẩn, quỷ đau khổ và bệnh tật, sứ giả của Diêm Vương, và quỷ tham dục. Hỡi Người Anh Hùng, đã tới lúc để Ngài hủy diệt những điều xấu này”.
Rồi Đức Liên Hoa Sanh xuất thiền, leo lên nóc nhà, dựng tám lá cờ chiến thắng, trải những tấm da người lấy từ những xác chết ở nghĩa địa rồi nhảy múa ở trên đó một cách dữ dội. Ngài biến thành có chín đầu và mười tám tay. Ngài niệm thần chú với một chuỗi xương để chế ngự và giết tất cả những loài ma quỷ này, ăn tim và uống máu của chúng. Ngài biến thần thức của chúng thành chủng tự “Hum” rồi làm cho “Hum” biến vào các cõi trời. Bây giờ Ngài được gọi là “Tinh Chất Kim Cương”.
Đức Liên Hoa Sanh tự biến thành vua của các vị Thần Phẫn Nộ rồi nhập thiền để diệt trừ ma quỷ và giết tất cả những người đàn bà phạm giới nguyện rồi đưa thần thức của họ lên các cõi Phật, vì vậy Ngài được gọi là “Người Diệt Quỷ”.
Biến thành thần đầu ngựa Hayagriva, Đức Liên Hoa Sanh nhảy múa trên một hồ nước độc nóng sôi để nhiếp phục tất cả các naga (rồng, rắn) độc ác sống trong hồ, và Ngài được gọi là “Người Nhiếp Phục Naga”.
Biến thành hình dạng các vị thần khác, Ngài chế ngự các loài quỷ gây bệnh, chướng ngại, mưa đá và nạn đói. Trong hình dạng Văn Thù Đỏ, Ngài điều khiển tất cả các vị thần sống ở các cõi trời của Brahma (Phạm Thiên) bằng cách niệm thần chú của họ. Ngài cũng biến thành các hình dạng khác để nhiếp phục tất cả các loài ma quỷ dữ.
Như Hala Hala (Quán Thế Âm sáu mặt), Đức Liên Hoa Sanh chế ngự các ma quỷ liên quan tới đồng cốt. Như Thân Có Ba Mươi Hai Chữ Vạn Phẫn Nộ, Ngài chế ngự chín hành tinh Mặt Trời, Mặt Trăng, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Kim Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Raha, Khetu và mọi vật chịu ảnh hưởng của chúng. Như Diêm Vương (Yama) có sáu mặt, Ngài chế ngự mọ vị thần dưới quyền của Diêm Vương. Ngài cũng nhiếp phục Pe Har, vua của ba cõi luân hồi, cũng như Mahadeva, Pashupati và các vị thần khác của người Bà La Môn cùng với các vị thần của Danh Giáo. Thần Mahakala và các Nữ Thần Remati và Ekadzati đã xuất hiện để ca tụng Ngài đã chinh phục mọi quỷ thần.
PHỤC HỒI MA QUỶ VÀ DẠY GIÁO PHÁP
Sau khi nhiếp phục ma quỷ, Đức Liên Hoa Sanh muốn đạt Trí Huệ Chân Lý, nên Ngài đi tới Bodh Gaya để tiêu diệt vô minh bằng oai lực của kinh sách, và Ngài tham thiền ở đó. Bằng cách niệm thần chú “Hri Hum Ah”, Ngài làm sống lại tất cả các ma quỷ và Naga mà Ngài đã giết, dạy chúng Giáo Pháp, gia trì lực cho chúng, và dùng chúng vào việc bảo vệ Giáo Pháp. Sau đó Ngài dạy hiển giáo và mật giáo cho các Dakini, đặc biệt là bốn Dakini trưởng thượng ở hồ Dhanakosha nơi Ngài sinh ra. Vajra Varahi và các Dakini này đều chịu phục Ngài. Ngài cũng dạy các vị thần của Tám Hành Tinh.
CÔNG CHÚA MANDARAVA
Đức Liên Hoa Sanh đi tới thành phố Sahor ở góc tây bắc của xứ Urgyan. Vua Arshadhara của Shahor có 360 người vọ và 720 viên quan. Khi vua và hoàng hậu giao hợp, Đức Liên Hoa Sanh phóng một tia sáng vào bụng hoàng hậu bà mộng thấy một trăm mặt trời làm cho xứ Sahor khô hạn và từ đỉnh đầu bà mọc ra một bông hoa bằng lục ngọc, khi bà mang thai, các vị thần nam nữ đến che cho bà. Bà hạ sinh một bé gái và vì vậy làm Hoàng gia không vui lòng, nhưng một đạo sĩ nói rằng công chúa có 32 tướng tốt của một vị Phật và là con gái của một vị thần, do đó sẽ không lấy chồng mà sẽ trở thành một nữ tu sĩ. Đạo sĩ đặt tên cho công chúa là Mandarava.
Đến năm 13 tuổi, công chúa được mọi người coi là hóa thân của một nữ thần và được 40 ông hoàng của các xứ từ Ba Tư tới Trung Hoa cầu hôn. Khi công chúa từ chối tất cả những người này, nhà vua ra lệnh cho nàng phải chọn một người trong vòng ba ngày. Vì biết các kiếp trước của mình nên công chúa nói với nhà vua rằng nàng phải đi tu. Nhà vua liền cho 500 tì nữ canh phòng nàng và nói rằng nếu để cho nàng tự tử họ sẽ bị giết hết.
Có một lần khi mấy người hầu không tìm được thịt mà hoàng hậu muốn ăn, bà bí mật bảo Mandarava ra chợ tìm mua. Nhưng vì không tìm được thịt nên công chúa cắt một miếng thịt từ xác chết của một đứa bé mà nàng trông thấy khi trở về hoàng cung. Hoàng hậu bảo công chúa nấu thịt để làm một món ăn. Khi ăn món thịt này, nhà vua bỗng bay lên cao lơ lửng trong không khí, vì vậy Ngài cho rằng đây là thịt của người Bà La Môn đã tái sinh bảy lần, và Ngài cho đi lấy xác của người đó để làm những viên thuốc huyền diệu rồi đựng trong một cái hộp đem chôn ở một nghĩa địa với sự bảo vệ của Dakini.
MANDARAVA ĐI TU
Mandarava và một nữ tì chạy trốn khỏi hoàng cung tới một khu rừng, ở đây nàng bỏ hết y phục và đồ trang sức quý giá, nhổ tóc và dùng móng tay cào rách mặt để hủy hoại nhan sắc của mình rồi nhập thiền.
Khi người nữ tì vội chạy về hoàng cung nói cho nhà vua biết, Ngài liền mời các ông hoàng đến cầu hôn trở về xứ của họ với lý do là Mandarava đã đi tu. Ngài cho công chúa và 500 nữ tì thọ giới và xây cho họ một tu viện nguy nga.
ĐỨC LIÊN HOA SANH DẠY MANDARAVA
Biết là đã đến lúc dạy công chúa Mandarava, Đức Liên Hoa Sanh cưỡi mây bay từ Hồ Dhanakosha tới tu viện. Ở trong vườn tu viện, Mandarava và các nữ tì trông thấy một người trẻ tuổi tươi cười ngồi trên một cầu vồng, trong không khí thì có tiếng chiêng và mùi hương thơm, và họ đều bất tỉnh vì ngạc nhiên. Đức Liên Hoa Sanh làm cho họ tỉnh lại bằng cách phóng ra những tia sáng đỏ, trắng và xanh. Mandarava mời Ngài vào tu viện để thuyết pháp.
Khi được Mandarava hỏi về thân thế, Ngài nói: “Ta không có cha mẹ. Ta từ Chân Không hiện ra. Ta là tinh túy của A Di Đà và Quán Thế Âm, ra đời trong hoa sen trên Hồ Dhanakosha. Cùng tính chất với A Đề Phật, Kim Cương Trì và Đức Phật ở Bodh Gaya, ta là Liên Hoa Sanh sinh ra từ các vị này. Ta sẽ giúp đỡ chúng sinh. Ta là vị thầy của Tám Cha, Tám Mẹ, Tám Nơi Đến, Tám Chỗ Ở, Tam nghĩa địa Để Hành Thiền, Tám loại Đạo Sư, Tám Loại Trí Huệ, Tám Lama Tối Cao, Tám Loại Ảo Thuật, Tám Loại Y Phục, Tám Vị Thần Khó Cúng Dường, Tám Phần Y Phục Đạo Sĩ Trong nghĩa địa, Tám Quá Khứ, Tám Tương Lai, Tám Loại Lỗi Quá Khứ và Tám Loại Lỗi Tương Lai. Ta đã kết tập mọi giáo lý hoàn hảo. Ta biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai. Ta sẽ dựng Cờ Chân Lý khắp thế gian. Ta là vị Thầy vô song của tất cả.”
Đức Liên Hoa Sanh dạy Mandarava và 500 nữ tì về Ba Môn Yoga. Họ thực hành các môn này.
ĐỨC LIÊN HOA SANH BỊ BẮT
Một người chăn trâu trông thấy Đức Liên Hoa Sanh tới tu viện và nghe họ nói chuyện với nhau. Y nói với mọi người là công chúa Mandarava sống với một đạo sĩ trẻ tuổi và nàng không phải là người đức hạnh như người ta vẫn tưởng. Khi nghe thấy lời đồn, nhà vua hưa thưởng cho ai chứng minh được những điều này là có thật. Người chăn trâu liền ra mặt đòi phần thưởng. Nhà vua ra lệnh phá tu viện để bắt Đức Liên Hoa Sanh rồi ra lệnh: “Lấy dầu cải thiêu sống nó. Lột trần Mandarava nhốt trong một cái hố có đầy gai trong 25 năm. Che miệng hố lại để nó không trông thấy bầu trời xanh. Cho hai nữ tu trưởng vào ngục. Những nữ tu khác ở trong tu viện phải bị giữ cho không nghe thấy tiếng của một người đàn ông nào cả.”
Quân sĩ lột trần Đức Liên Hoa Sanh, trói tay sau lưng, nhổ vào Ngài, đánh và ném đá Ngài, rồi trói Ngài vào một cái cọc ở ngã ba đường. Mười bẩy ngàn người được lệnh mang tới một bó củi và một chút dầu cải. Họ lấy một cuộn vải đen nhúng trong dầu cải rồi cuốn quanh người Ngài. Giản hỏa làm bằng củi và lá cây được tưới dầu cải và cao như núi. Khi được châm lửa ở bốn hướng, giàn hỏa bốc lửa và khói che kín cả bầu trời.
Bỗng có tiếng nổ lớn như động đất. Tất cả các vị thần và các vị Phật đều tới cứu Đức Liên Hoa Sanh. Có vị biến hóa một hồ nước, có vị gạt củi ra, tháo tấm vài dầu bọc quanh Ngài, có vị quạt cho Ngài. Sau bẩy ngày mà khói vẫn bốc lên từ giàn hỏa, nhà vua nghĩ: “Người này có thể là hóa thân của một vị thần nào đó”. Rồi Ngài cho người đi xem giàn hỏa. Ở đó họ kinh ngạc khi trông thấy một hồ là một hoa sen với một bé trai khoảng tám tuổi có hào quang ngồi ở trên. Tám thiếu nữ có hình dạng giống như công chúa Mandarava đứng hầu em bé đó.
Khi được tấu trình, nhà vua nghĩ đây chỉ là một giấc mơ, và Ngài đi ra hồ để thực sự nhìn thấy em bé. Em bé đó la lên: “Vị vua độc ác kia, ngươi đã có ý định thiêu chết vị Đại Sư của quá khứ, hiện tại, tương lai. Người chỉ nghĩ tới những chuyện thế gian chứ không biết gì tới Giáo Pháp. Người nhốt người ta mà không có lý do. Ngươi chỉ làm điều xấu vì bị ngự trị bởi Năm Độc, tham, sân, si, ganh tị, kiêu ngạo. Người không biết gì về tương lai. Các ngươi đã phạm Mười Giới Điều.”
Nhà vua thành thật sám hối, nhận ra Đức Liên Hoa Sanh là vị Phật của quá khứ, hiện tại, tương lai, và xin dâng bản thân cũng như vương quốc của mình cho Ngài. Đức Liên Hoa Sanh nói: “Đừng than thở nữa. Hoạt động của ta rộng lớn như bầu trời. Ta không biết tới sướng hay khổ. Lửa không thể thiêu đốt được thân an lạc bất tử này.”
Nhà vua cho người tới đưa Mandarava về nhưng nàng không chịu ra khỏi cái hố đầy gai cho đến khi nhà vua đích thân tới giải thích mọi chuyện. Rồi công chúa Mandarava ca tụng Đạo Sư của mình và Đức Liên Hoa Sanh cũng ca tụng nàng. Sau đó, nhà vua dâng cho Ngài vương quốc và Mandarava.
ĐỨC LIÊN HOA SANH NGĂN CẢN CHIẾN TRANH
Những người tới cầu hôn Mandarava trước đây làm chiến tranh với nhà vua vì Ngài đã dâng Mandarava cho Đức Liên Hoa Sanh. Mahapala kéo quân tới trước hết. Sau khi nhận được cung và tên toàn thắng của các vị thần, Đức Liên Hoa Sanh gởi một bức thư cùng với một con voi chở những cung tên này và hai dũng sĩ khổng lồ đi hộ tống. Khi Mahapala trông thấy những cây cung lớn và hai dũng sĩ, ông ta liền rút quân về. Vì có tin đồn không ai có thể dùng những cung tên lớn như vậy, Đức Liên Hoa Sanh ra lệnh cho Rahula lấy một cây cung và một mũi tên bắn trúng một cái đích bằng sừng ở khoảng cách mà người ta không trông rõ một người, thế là các vị vua chúa đều rút quân về.
VUA XỨ SAHOR ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO
Vua xứ Sahor tôn Đức Liên Hoa Sanh là Đạo sư của mình và xin Ngài dạy các giáo lý Mật Chú, Mật Điển và Kinh Điển. Ngài nói: “Chìm đắm trong việc thế gian mà lại giữ giới thì đó là điều khó. Học giáo lý mật giáo mà không làm lễ truyền pháp thì cũng như đổ nước vào một cái bình bằng đất không nung trong lò”. Nhưng sau khi thực hành các pháp tu tập, nhà vua và 21 người khác được điểm đạo, và nhà vua trở thành một vị thầy dạy Giáo Pháp.
MANDARAVA HỎI ĐẠO
Một hôm Mandarava hỏi Đức Liên Hoa Sanh về đạo pháp và Ngài trả lời như sau:
– “Kinh Điển khác Mật Chú và Mật Điển ở chỗ nào?”
– “Kinh Điển là nhân, Mật Chú và Mật Điển là quả”.
– “Đại thừa và Tiểu thừa khác nhau ở chỗ nào?”
– “Khác ở hai điều hiển giáo và mật giáo (công truyền và bí truyền)”
– “Có gì khác nhau giữa sự thật hữu vi và sự thật vô vi?”
– “Đó là sự khác nhau giữa tục đế và chân đế (sự thật một phần và sự thật trọn vẹn)”.
– “Chỗ khác nhau giữa nghi thức công truyền và Trí Huệ là gì?”
– “Đó là sự khác nhau giữa không và có”.
– “Luân hồi và Niết bàn có gì khác nhau?”
– “Khác ở điểm Vô Minh và Trí Huệ”.
Khi Mandarava hỏi về các kiếp quá khứ và tương lai của mình, Ngài nói rằng câu trả lời sẽ rất dài để có thể nói ngay. Mandarava lại hỏi: “Trong kiếp trước, ai là cha của tôi?” Ngài nói: “Cha của nàng là con trai của một vị vua đạo sĩ xứ Kalinga. Ông quy y thọ giới với Đức Phật ở thành Ba Nại (Benares) và làm cho người Danh Giáo và Ấn Giáo theo Phật Giáo. Ông trụ trì tu viện Vikramashila. Nhưng vì ông đánh người ngoại đạo và giết nhiều người nên vẫn phải luân hồi, đầu thai trong bụng hoàng hậu của vua Arti. Khi hoàng hậu chết và được quàn ở trong nghĩa địa, ta đã mổ lấy thai nhi ra nhưng nó đã chết và tái sinh làm vua cha của nàng”.
– “Kiếp sau cha tôi sẽ ra sao?”
– “Trước hết ông sẽ là một người tên là Akara Mati Shila ở xứ loài khỉ Tây Tạng. Sau đó ông sẽ tái sinh ở xứ Dạ Xoa. Rồi ông sẽ là một hoàng tử của vua xứ Katala. Rồi lại sinh ra trong loài bán thần và ta sẽ là đạo sĩ của ông. Sau đó ông là Deva Akarachandra con của một tu sĩ ở Nepal. Rồi sau khi được Đức Quán Thế Âm dạy ở cõi của Ngài, ông sẽ đầu thai làm hoàng tử Lhaje con của vua Mu Thi Tsan Po của Tây Tạng và sẽ gặp ta ở đó, một lần nữa ta sẽ nói với ông về tương lai của ông. Sau 20 kiếp ông sẽ tái sinh ở Sahor, có khi là một vị vua đạo đức, có khi là một học giả, có khi ở trong hoàn cảnh thấp kém hơn, nhưng do sự từ bi của ta, ông sẽ không bao giờ sinh vào địa ngục. Tất cả những điều này nàng phải giữ bí mật”.
Đức Liên Hoa Sanh dạy công chúa Mandarava Giáo Pháp và Giới Luật. Ngài ở lại xứ Sahor 200 năm và làm cho người dân xứ này tin theo Giáo Pháp.
THAM THIỀN TRONG HANG
Đã đến lúc truyền bá Giáo Pháp khắp Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Tạng, Nepal và các xứ ngoại đạo, Đức Liên Hoa Sanh cho Mandarava biết là Ngài sắp ra đi. Nàng thỉnh cầu Ngài hãy dạy cho mình môn Yoga Kundalini trước. Ngài nói: “Ta sắp đi tới Ripotala (Phổ Đà, cõi của Bồ tát Quán Thế Âm) ở phương đông. Vào đêm thứ ba sau khi ta đi hãy quay mặt về hướng đông cầu khẩn ta thành tâm, ta sẽ tới với nàng”. Rồi Ngài ngồi trên mọt cái ngai làm bằng hai chùy kim cương bắt chéo, và được bốn nữ thần đưa tới cung điện của Đức Quán Thế Âm, nơi Ngài tham thiền trong một cái hang.
Cảm thấy cô đơn và buồn lòng, Mandarava vừa khóc vừa trốn ra khỏi cung điện Sahor. Đức Liên Hoa Sanh hiện ra với nàng và nói: “Nàng không biết nhiếp phục mình mà lại muốn biết tất cả giáo lý của ta. Hãy từ bỏ những chuyện phàm tục, chú tâm vào Giáo Pháp”. Rồi Ngài đưa nàng tới cái hang ở cõi của Đức Quán Thế Âm để cầu nguyện và cúng dường Đức Phật Vô Lượng Thọ. Đức A Di Đà hiện ra, đặt chiếc bình trường thọ lên đầu Đức Liên Hoa Sanh và Mandarava, cho hai người uống cam lộ bất tử, điểm đạo và ban cho họ sự bất tử cho tới cuối đại kiếp. Đức Liên Hoa Sanh được biến thành Hayagriva, và Mandarava được biến thành Vajra Varahi. Cả hai đều có quyền năng biến thành cầu vồng hay tàng hình. Sau đó hai người trở xuống thế gian trú ngụ trong một cái hang ở xứ Kotala, ở lại xứ này 12 năm để tu tập và được vua Kotala cúng dường phẩm vật.
CÔNG CHÚA KOTALA HY SINH CHO THÚ ĐÓI
Dùng huệ nhãn, Đức Liên Hoa Sanh trông thấy một nghĩa địa nơi những con thú sống bằng thịt xác chết đang bị thiếu đói vì thiếu xác chết. Do lòng từ bi lớn với những con thú này, Ngài đi tới nghĩa địa tự hiện mình cho chúng dùng làm thức ăn. Nhưng vì thân thể Ngài vô hình (đây là thể vía) nên mấy con thú không thể ăn được.
Để tìm cách cứu sống mấy con thú này, Đức Liên Hoa Sanh nhập thiền và thấy rằng vị vua trước của xứ Sahor đã tái sinh làm công chúa xứ Kotala, và Ngài nghĩ rằng thịt của vị công chúa này có thể được dùng làm thực phẩm cho mấy con thú. Ngài biến mình thành một cặp diều hâu làm tổ và đẻ trứng, Khi công chúa đi ra ngoài thành tìm cỏ “Kusha” và trông thấy trứng diều hâu, nàng lấy lá cây phủ lên tổ chim để che cho mấy quả trứng, lấy đá chặn ở các góc để tổ không bị gió thổi bay. Con diều hâu trống cũng giúp nàng làm những việc này. Vì vậy lòng xót thương được gợi trong công chúa và nàng quyết định sống cuộc đời đạo pháp. Công chúa đi tới chỗ của Đức Liên Hoa Sanh và Mandarava để được chỉ dẫn. Ngài nói với công chúa: “Nếu nàng muốn trở thành tu sĩ thì trước hết phải biết tới cái khổ của những con thú trong nghĩa địa, hay đi tới đó hiến thể xác của mình cho chúng. Khi ăn thể xác của nàng, tất cả những con thú đó sẽ tái sinh làm người và sẽ là đệ tử của nàng sau vài kiếp nữa khi nàng tái sinh làm vua Srong Tsan Gampo ở xứ Tuyết. Vị vua đó sẽ cử người đi thỉnh bức tượng của Đức Quán Thế Âm về Tây Tạng. Vào lúc đó những con thú này sẽ tái sinh làm người, một số ở miền Đông Ấn Độ, một số ở Singala. Họ sẽ quy y Tam Bảo và xây 200 Tu viện. Bức tượng Quán Thế Âm có mười một mặt sẽ được mang về Tây Tạng và Con Cái Của Khỉ (người Tây Tạng) sẽ thờ phụng Ngài”.
Công chúa liền đưa cho Đức Liên Hoa Sanh y phục và đồ trang sức của mình rồi đi tới nghĩa địa hiến thể xác cho những con thú.
Khi vua xứ Kotala được Ngài cho biết về việc làm đầy từ bi của công chúa, ông cũng xin Ngài dạy Giáo Pháp cho mình. Đức Liên Hoa Sanh tới hoàng cung thuyết giảng giáo lý Đại thừa về sự tự hy sinh và Bồ đề tâm vì lợi ích của chúng sinh.
VUA ASHOKA
Sau khi viếng Tám Nghĩa Địa Lớn ở Ấn Độ, và những nơi khác, Đức Liên Hoa Sanh tới kinh đô Pataliputra của vua Ashoka (A Dục) vị vua đã gây tranh chấp giữa hai phái tu sĩ già và trẻ, đã giết các tu sĩ phái trẻ và đánh rồi để cho chết các tu sĩ phái già. Vua Ashoka cũng đã gây chiến với một vị vua địch thủ và đang giữ ông vua này làm tù nhân.
Để kềm chế Ashoka, Đức Liên Hoa Sanh biến thành một tỳ khưu rồi đi tới hoàng cung khất thực. Khi gặp Ngài, vua Ashoka nói: “Người này tới đây là để tỏ ý khinh thường ta”, rồi ra lệnh nhốt Ngài vào ngục. Sau đó Ngài bị liệng vào một cái vạc dầu sôi lớn để nấu cho đến khi tan ra, theo lệnh của nhà vua. Ngày hôm sau, nhà vua trông thấy một hoa sen mọc lên từ vạc dầu và ngồi trên hoa sen là vị tỳ khưu. Quá kinh ngạc, vua Ashoka tức khắc nhận ra sai lầm của mình, cúi lạy vị tỳ khưu và hỏi Ngài mình phải làm gì để chuộc lại tội lớn này. Đức Liên Hoa Sanh trả lời: “Chỉ bằng cách xây mười triệu bảo tháp trong một đêm và bố thí thật nhiều cho người nghèo thì Ngài mới có thể chuộc lại tội lỗi.”.
Nhà vua nói: “Bố thí nhiều cho người nghèo thì dễ nhưng xây mười triệu bảo tháp trong một đêm thì khó. Có lẽ Ngài muốn nói rằng tôi sẽ không thể rửa sạch được tội lỗi”. Đức Liên Hoa Sanh trả lời: “Ngài sinh ra trong thế gian là để thực hiện lời tiên tri của Đức Phật. Nếu Ngài đến cầu nguyện trước cây Bồ Đề ở Bodh Gaya, Ngài sẽ xây được mười triệu bảo tháp.”
Nhà vua đi tới cây Bồ Đề và cầu nguyện: “Nếu sự thật tôi sinh ra là để thực hiện lời tiên tri của Đức Phật, nguyện tôi được hộ trì để xây mười triệu bảo tháp trong một đêm”. Lời cầu nguyện này được thực hiện và ở thành Maghadha vua Ashoka bố thí thật nhiều cho người nghèo.
HAI HOÀNG TỬ TRANH ĐUA
Bây giờ Đức Liên Hoa Sanh trú ngụ ở một nghĩa địa trong xứ Baidha của một vị vua đạo sĩ tên là Balin, một người rất giỏi về y học. Balin có hai người vợ, mỗi người sinh một con trai. Balin bí mật dạy đứa con của người vợ thứ nhất tất cả kiến thức y học của mình nhưng không dạy gì cho đứa con của người vợ thứ nhì cả, một hôm nhà vua nói rằng sẽ cho hai hoàng tử thi tài y học. Người mẹ của hoàng tử nhỏ nghĩ rằng nhà vua tổ chức cuộc thi để chọn một người kế vị ngôi báu, và bà khóc lóc vì con trai của mình không biết gì về y học cả. Hoàng tử nhỏ bảo mẹ mình đừng than khóc nữa rồi đi gặp Đức Liên Hoa Sanh để nhờ Ngài dạy năm môn y học cao cấp. Ngày thi đã tới, nhà vua tuyên bố hoàng tử nào có nhiều tri thức y học nhất sẽ được kế vị.
Trong cuộc thi công khai này, hoàng tử lớn cho thấy mình thông thạo 300 luận thư y học, nhưng hoàng tử nhỏ còn biểu lộ nhiều tài năng hơn vì ngoài 300 luận thư y học, chàng còn thuyết giảng Phật pháp một cách tuyệt diệu đến nỗi quỷ thần và các Naga (tức Long thần hộ pháp) hiện ra đảnh lễ chàng.
Vua Balin nói: “Ngươi không được dạy mà lại quán thông mọi thứ”. Rồi ông quỳ xuống trước hoàng tử nhỏ, đặt hai chân của chàng lên đầu mình. Người vợ thứ nhất nổi giận kêu lên: “Ngài đã bí mật dạy con trai của tôi, nhưng Ngài lại truyền tinh túy y học cho hoàng tử nhỏ. Nếu hai người đều được dạy như vậy thì con tôi đã thắng. Bây giờ Ngài làm nhục nó trước mặt mọi người, nếu Ngài không chia đều vương quốc cho hai người, tôi sẽ tự tử ngay bây giờ”. Nhà vua đồng ý chia đôi vương quốc, nhưng hoàng tử nhỏ không nhận phần chia và nói rằng mình sẽ làm tu sĩ. Hoàng tử trở thành đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh, học thông thạo Kinh Điển, Mật Điển và Mật Chú, viết nhiều luận thư về đạo pháp, y học, và có tên là Siddhi Phala hay Thành Tựu Quả.
ĐẠO SĨ NGẮM MẶT TRỜI
Trong khoảng thời gian này, một đạo sĩ tu luyện pháp ngắm mặt trời đang thuyết giáo lý ngoại đạo. Ông ta thực hành pháp thu sinh lực của mặt trời vào cơ thể của mình, và khi ông mở mắt ra một tia lửa phóng ra từ hai mắt làm cho tu viện Vikramashila ở thành Magadha bốc cháy và nhiều kinh sách bị hủy hoại. Tai họa này làm cho vua Naga là Muchilinda bị bệnh nặng (vì Naga hay rắn thần có nhiệm vụ bảo tồn kinh sách). Một vị vua khác của loài Naga là Nanda biết là Muchilina sẽ chết nếu không được cứu chữa ngày bởi một y sĩ loài người. Tỳ khưu Siddhi Phala được mời tới và chữa khỏi cho Muchilinda. Để trả ơn, vua Naga biếu Tỳ khưu một phần lớn bộ kinh “Boom” tức Kinh Bát Nhã mà Đức Ananda, đại đệ tử của Đức Phật, đã giao cho các Naga bảo tồn. Phần kia của bộ “Boom” được các Naga giữ lại để làm vật bảo đảm cho lời hứa của Tỳ khưu Siddha Phala sẽ trở lại xứ của họ. Tỳ khưu này trở về cõi loài người với bộ kinh “Boom” và được nổi tiếng với tên Nagarjuna (Luận Sư Long Thọ).
ARYA DEVA
Khi Đức Liên Hoa Sanh trú ngụ ở một nghĩa địa trong xứ Singala, vua của xứ này là Shri Phala cúng dường Ngài và trở thành đệ tử của Ngài. Bằng huệ nhãn, Đức Liên Hoa Sanh thấy người ngoại đạo kéo quân tới hủy diệt Tu viện Vikramashila tái lập tôn giáo của họ. Sau đó, người làm vườn của vua Shri Phala thấy một hoa sen lớn mọc trên một cái hồ trong vườn của hoàng cung. Khi vua và hoàng hậu ra xem họ thấy trong hoa sen có một bé trai đẹp đẽ khoảng tám tuổi. Một đạo sĩ nói: “Đây là hóa thân của Shakya Mitra, có nhiệm vụ tiêu diệt Maticitra, kể địch lớn của Phật giáo, có thầy dạy là thần Mahadeva. Hãy mang em bé này về nuôi ở cung điện”.
Đức Liên Hoa Sanh điểm đạo truyền pháp cho em bé, và em bé được gọi là Arya Deva (Thánh Thiên). Em bé xin Đức Liên Hoa Sanh cho mình thọ giới, nhưng Ngài nói: “Người phải thọ giới với Nagarjuna”. Arya Deva trở thành một trong những luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo.
Đức Liên Hoa Sanh ở lại Baidha và Singala gần 200 năm. Làm cho nhiều người tin theo Đại thừa Phật giáo.
THIẾT LẬP PHẬT PHÁP Ở BENGAL
Ở miền đông xứ Bengal có một vị vua trẻ tuổi ngoại đạo hùng mạnh nhưng độc ác ngự trong một cung điện có sáu vòng hoài và tám cửa. Vị vua này nuôi một con mèo có một ngàn mắt, và có một viên ngọc huyền diệu tỏa ra ánh sáng.
Để tiêu diệt vị vua này Đức Liên Hoa Sanh cho Mandarava biến thành một người có mặt mèo rồi dùng huyền thuật hóa hiện một đạo quân 81000 người tiến đánh vương quốc đó và giết được vị vua. Năm nữ thần khoái lạc của vị vua được chuyển hóa. Với hình dạng của A Đề Phật, Đức Liên Hoa Sanh đưa thần thức của tất cả những người bị chết trong trận đánh đó lên các cõi trời. Những người sống thì được Ngài dạy để theo Phật giáo. Ngài làm cho xứ này phồn thịnh, nhân dân hạnh phúc.
Tu viện Vikramashila được tái thiết, nhưng vua Houlagou của Ba Tư tiến đánh với một đạo quân lớn phá hủy 12 ngôi nhà của tu viện cùng với nhiều kinh sách. Hai Tỳ khưu có học là Thok Me (Tức luận sư Aganga hay Vô Trước) và Yik Nyen tự biến thành hai Tỳ khưu ni. Hai vị này giới thiệu và trình bày Năm Giáo Lý của Đức Maitreya (Bồ tát Di Lặc), Tám Luận Thư “Prakarana” và luận thư “Abhidharma Kesha” (A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận của Thế Thân).
ĐỨC LIÊN HOA SANH ĐẮC PHẬT QUẢ
Đức Liên Hoa Sanh tới Bodh Gaya và, với sự hiện diện của Đạo sư Singha, lập các Mandala của các vị Thần Phẫn Nộ liên quan tới ba pháp Ati Yoga, Chitti Yoga, Yanti Yoga, và trình bày với Đạo sư Singha phương pháp đạt Niết Bàn bằng giáo lý và hành vi. Khi đã nói xong, Đức Liên Hoa Sanh bay lên trên không cao đến nỗi không thể trông thấy Ngài, rồi Ngài tái xuất hiện trong các hình dạng khác nhau, biểu diễn nhiều quyền năng huyền diệu. Ngài trở xuống mặt đất, xây một bảo tháp bằng ngọc rồi dâng cho Chư Phật.
Nhiều học giả chứng kiến cuộc thi triển pháp thuật, thỉnh cầu Ngài dạy họ Giáo Pháp, và Ngài thuyết giảng cho họ về Kinh Điển, Mật Điển, Mật Chú, Luận Tạng, Luật Tạng và y học, vì vậy họ gọi Ngài là “Đại Học Giả”. Ngài cũng dạy họ trọn vẹn môn “Kriya Yoga” (Du Già Hành Động, về các nghi thức thờ phụng), và họ gọi Ngài là “Kim Cương hoàn hảo”.
Họ ghi chép tất cả những gì Ngài dạy rồi cất tất cả những văn bản này vào một cái hộp làm bằng ngọc quý buộc vào một lá cờ chiến thắng dựng trên tàn tích của Tu viện Vikrama. Họ gọi Ngài là “Đấng Giác Ngộ, Cờ Chiến Thắng Của Giáo Pháp”. Ngay sau đó trời mưa bảy ngày liền, mọi bệnh tật đều biến mất, và mười ba điềm lành xuất hiện. Như vậy Đức Liên Hoa Sanh trở thành Phật ở Bodh Gaya, và ở trên nóc cung điện ở đó Ngài gầm lên như một con sư tử. Người ngoại đạo rất kinh động, và Ngài đưa họ về với Phật giáo. Họ gọi Ngài là “Senge Dradog” hay “Sư Tử Hống”.
TRUYỀN ĐẠO Ở TÁM XỨ
Khi đã tới lúc truyền bá Giáo Pháp ở tám xứ khác, trước hết Đức Liên Hoa Sanh đi tới xứ Jambumala ở phía đông của xứ Urgyan, nơi có nhiều cây “Jambu” (dâm bụt), và dạy Kim Cương Thừa ở đó. Kế tiếp Ngài đi tới xứ Partala ở miền nam, nơi người ta sùng bái Văn Thù Đen (phương diện phẫn nộ của Đức Văn Thù), và ở đây Ngài dạy về hai phương diện Hiền Hòa và Phẫn Nộ của Đức Văn Thù. Kế đó Ngài tới xứ Nagapota ở miền tây nơi người ta sùng bái Hayagriva ở Phương Diện Hoa Sen, và Ngài dạy về hai phương diện hiền hòa và phẫn nộ của Đức Quán Thế Âm. Rồi Ngài tới xứ Kashakamala ở miền bắc nơi có tín ngưỡng Phurbu hay Dao Găm Thiêng, và Ngài dạy về tín ngưỡng này. Ở xứ Trang Srong miền đông nam nơi người ta thờ Nữ Thần Mẹ, Ngài dạy họ cách triệu thỉnh các Nữ Thần này. Ở xứ La Sát ăn thịt người, miền tây nam, có vua Triều Đại Mười Đầu Lanka (Tích Lan) trị vì, vơi người ta thờ Vishnu, Ngài dạy Giáo lý Kalachakra để họ quy y Phật. Sau đó Ngài tới xứ Lung Lha, miền tây bắc, có tín ngưỡng Mahadeva, dạy về cách làm lễ cúng và ca tụng các vị thần khó cúng dường. Ở xứ Kekki Ling hay “Xứ Anh Hùng”, miền đông bắc, nơi người ta thực hành huyền thuật đen, Ngài dạy một trong tám phép cúng các vị thần.
Rồi Ngài tới Hồ Dhanakosha ở giữa xứ Urgyan (cùng với tám xứ nói trên là một biểu tượng lớn giống như một Mandala) và thấy người dân thịnh vượng, giáo lý Đại thừa cũng hưng thịnh. Ngài nhập thiền và thấy rằng chưa tới lúc để giáo hóa tất cả những xứ khác, vì vậy Ngài trở về Bengal sống với Mandarava ở một nghĩa địa.
NGƯỜI BẠN NGHI NGỜ
Một trong những người bạn đến thăm Đức Liên Hoa Sanh và Mandarava ở nghĩa địa nơi hai vị ẩn tu nghi rằng hai người sống với nhau như vợ chồng. Người đó nói: “Giỏi thật! Ngài bỏ vợ hợp pháp ở cung điện Urgyan. Thật là xấu xa!” Người đó cũng không mời Ngài tới viếng nhà mình, nhưng Ngài nghĩ: “Người này không hiểu ẩn nghĩa của Đại Thừa và các pháp tu luyện ba kinh mạch chính (luồng hỏa xà Kundalini) nên mình tha thứ cho y”.
MỘT ĐẠO SĨ BÀ LA MÔN
Tự biến thành con của một người Bà La Môn, Đức Liên Hoa Sanh đi tới Đền Thờ Khasar Pani (một hình thức của Quán Thế Âm) đảnh lễ vị đạo sĩ Bà La Môn có khả năng tiên tri. Đạo sĩ hỏi: “Tại sao ngươi đảnh lễ ta?” Ngài đáp: “Để có thể giúp đỡ chúng sinh, tôi đi tìm người nào tái sinh làm một Bà La Môn bảy kiếp liên tiếp. Nếu không thể đáp ứng ngay bây giờ, xin Ngài dành cho tôi lúc Ngài qua đời”.
Đạo sĩ nói: “Khi đang sống ở thế gian, người ta không nên bỏ mạng sống trước khi tới lúc chết. Nhưng khi ta chết người có thể tới lấy thịt của ta”.
Năm năm sau, đạo sĩ Bà La Môn đó chết. Một đại học giả tên là Dhombhi Heruka (một hóa thân của Đức Liên Hoa Sanh) tức khắc xuất hiện để đòi cái xác. Một đàn chó sói tấn công học giả đó, nhưng vì có huyền thuật Ngài đuổi đàn sói đi bằng cách nhìn vào chúng rồi lấy cái xác cưỡi lên một con cọp. Ngài dùng những con rắn để làm dây cương cho con cọp, đeo đồ trang sức bằng xương người, cầm chĩa ba, đi tới thành phố Hồi giáo Dedan. Ngài đi quanh thành phố và rao rằng người nào muốn Ngài sẽ cho cái xác. Một người đi đường nói: “Đạo sĩ này nói chuyện vớ vẩn. Ông ta không thể cưỡi con cọp mà không cho nó ăn mật ong, cũng không thể luyện mấy con rắn mà không cho chúng ngửi xạ hương” (theo niềm tin của người Tây Tạng).
NGĂN CẢN MẶT TRỜI LẶN
Vị Heruka (đại sư Mật giáo) đi tới quán rượu của một người đàn bà tên là Vinasa và kêu rượu. Người đàn bà hỏi: “Bao nhiêu?” Ngài đáp: “Ngươi có bao nhiêu ta mua bấy nhiêu”. Bà ta nói: “Tôi có năm trăm hũ”. Ngài nói: “Ta sẽ trả tiền vào lúc mặt trời lặn”. Vị Heruka không những uống tất cả rượu mà chủ quán có mà còn bảo bà ta lấy rượu ở các quán khác về cho mình. Khi mặt trời sắp lặn, Ngài đặt con dao “phurba” của mình một nửa trong ánh sang, một nửa trong bóng râm, và mặt trời không thể lặn được. Ngài giữ mặt trời đứng yên lâu đến nỗi cả xứ bị khô hạn, cây cỏ đều chết cả. Trong bảy ngày Ngài cứ ngồi đó uống rượu với con dao một nửa trong ánh sáng, một nửa trong bóng râm.
Mọi người đều khổ sở và khiếu nại với nhà vua, vì vậy nhà vua tới gặp vị Heruka và nói: “Khất sĩ kia, tại sao không làm điều tốt cho chúng sinh mà lại uống rượu như vậy?” Ngài trả lời: “tôi phải làm như thế này vì không có tiền để trả cho chủ quán”.
Khi nhà vua hứa sẽ thanh toán tiền rượu, vị Heruka Thiêng dao đi và mặt trời lặn xuống.
Sau đó, vị Heruka đi tới Hang Kuru Kulla và trú ở đó. Vì tin phục Ngài, bà chủ quán Vinasa tới viếng Ngài với một con voi chở rượu và thực phẩm làm quà biếu. Bà xin Ngài nhận mình làm đệ tử và được Ngài dạy trọn vẹn các pháp tu tập cho tới khi đạt các quyền năng hoạt động ở dưới nước, bay trên không và đi xuyên qua chất đặc.
VINASA VÀ VUA XỨ URGYAN
Khi đi tới một nghĩa địa, vua xứ Urgyan bị một con rắn độc cắn, và người ta biết là chỉ có nước ở đáy biển mới có thể chữa lành cho Ngài. Người mang loại nước đó về cho nhà vua gặp một thanh niên đang khóc ở giữa đường và khi được hỏi tại sao lại khóc, anh ta nói nhà vua đã chết rồi. Quá đau khổ, người mang nước liệng chất nước quý đó đi rồi vội trở về hoàng cung để thấy nhà vua vẫn còn sống.
Người ta mời Vinasa, đệ tử của vị Heruka, tới cứu nhà vua, và khi bà lấy được nước đáy biển chữa lành cho Ngài, nhà vua phong bà làm Đạo sư của mình.
Hoàng hậu và các bà vợ khác của nhà vua phản đối sự có mặt của Vinasa ở hoàng cung, vì bà thuộc giai cấp hạ tiện. Vinasa rất muốn từ bỏ chức vụ của mình nhưng nhà vua không chấp thuận. Bà liền dùng huyền thuật tạo ra một em bé rồi nói rằng nó là đứa con do mình sinh ra một cách bình thường, sẽ là Đạo sư của nhà vua thay cho mình. Nhà vua nhận nuôi em bé, và về sau em bé trở thành một đai học giả có tên là Arya Lawapa.
TRỞ VỀ URGYAN
Khi đã tới lúc giáo hoá người xứ Urgyan, bốn Dakini xuất hiện với một các kiệu khiêng Đức Liên Hoa Sanh và Mandarava tới xứ này.
Ở đây, hai người giả làm khất sĩ xin ăn ở các nhà nhưng rồi cũng bị nhận ra. Các quan trong triều đình nói với nhau: “Đây là kẻ đã bỏ vợ mình là Bhasadhara, giết vợ con cuả một viên quan. Bây giờ y lại sống với một mụ ăn mày. Y đã vi phạm luật pháp của vương quốc lại còn trở về để làm hại thêm cho chúng ta.”
Họ cho người bắt Đức Liên Hoa Sanh và Mandarava trong khi nhà vua không được biết vụ này. Hai người bị trói vào nhau, bị quấn vài tẩm dầu và bị xích vào một cái cọc. Người ta mang củi tới chất lên hai người, đổ dầu lên củi rồi châm lửa ở bốn hướng. Nhưng 21 ngày sau giàn hoả vẫn còn bốc khói với một cầu vồng bao quanh. Khi nhà vua hỏi nguyên nhân của hiện tượng này mà không ai dám giải thích, Bhasdhara nói: “Chồng tôi đã thọ giới, đã bỏ tôi và vương quốc vì đạo pháp. Mới đây khi trở về sống với một người đàn bà ăn mày, Ngài đã bị các quan buộc tội và hoả thiêu”. Nổi giận vì không được tấu trình về vụ này, nhà vua nói: “Nếu quả là hoá thân của một vị thần thì Ngài không thể bị thiêu chết”. Ở chỗ giàn hoả nhà vua thấy có một cái hồ với một hoa sen lớn ở giữa. Ngồi trên hoa sen là đức Liên Hoa Sanh và Mandarava, toả hào quang sáng đến nỗi làm chói mắt mọi người. Nữ Thần Đất và các vị Thần khác hiện ra cac tụng công hạnh của đức Liên Hoa Sanh ở thế gian. Nhà vua, các quan và dân chúng cũng ngợi ca Ngài và xin Ngài tha tội. Nhà vua thỉnh cầu Ngài làm Thái sư và truyền bá Giáo Pháp. Đức Liên Hoa Sanh nói: “Ba cõi luân hồi là tù ngục. Dù có sinh ra làm Pháp Vương người ta cũng không thoát khỏi dục lạc thế gian. Dù có pháp thân mà không biết cách nhiếp phục tâm thì cũng không tránh được những đau khổ của kiếp luân hồi. Hãy giữ tâm thanh tịnh, đạt trí huệ, rồi sẽ đắc quả Phật.”
Tâm của nhà vua tức khắc được chuyển hoá, sau đó Ngài và mọi người đều quy y thọ giới. Đức Liên Hoa Sanh ở lại xứ Urgyan 14 năm, giáo hoá người dân và thiết lập Giáo Pháp.
MANDARAVA VÀ EM BÉ SƠ SINH
Mandarava đi tới Hang Thiêng Heruka của các dakini và trở thành Sư trưởng của họ. Có khi bà hoá thành hình dạng một Dakini, có khi thành một con chó rừng hoặc một con cọp cái, có khi thành một bé trai hay bé gái, để truyền bá Giáo Pháp, hoá độ các loài.
Ở thành phố Pal Pang Gyu có một cặp vợ chồng thợ dệt. Người vợ chết khi sinh một bé gái. Nghĩ là đứa con sơ sinh không thể sống không có mẹ, người chồng đưa cả đứa con và cái xác của vợ mình vào nghĩa địa. Mandarava trong hình dạng cọp cái đi tới nghĩa địa để ăn thịt xác chết và trông thấy em bé đang bú người mẹ đã chết. Cọp cái cho em bé bú sữa của mình rồi trong những ngày sau đó cọp ăn thịt xác người mẹ và cho em bé ăn những miếng thịt nhỏ.
Khi được 16 tuổi, em bé là một thiếu nữ đẹp như tiên, và Mandarava để cho cô tự lập. Đức Liên Hoa Sanh biến thành một tỳ khưu để hướng dẫn cô nhập môn Mandarava của Vajra Sattava.
ĐẠO SƯ CHĂN BÒ
Một người chăn bò đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh đạt quyền năng Vajra Sattava, vì vậy trên trán của người này xuất hiện chủng tử “Hum”. Đức Liên Hoa Sanh đặt tên cho người này là Hum Kara và dạy người này giáo lý “Hum” Dài, ban cho y quyền năng thần túc thông, có thể đi nhanh với hai chân ở cách mặt đất một thước. Do công phu tu tập trên, “chỗ hở Brahma” (đỉnh đầu, thiên môn) của người chăn bò mọc lên một khối u giống như đầu của Thần Đầu Ngựa Hayagriva. Sau đó trên chỗ tim của người này xuất hiện hình chuỳ kim cương, trên trán xuất hiện hai chuỳ kim cương bắt chéo, và cửu khiếu của y phát ra ánh sáng. Người chăn bò cũng được người chủ của mình và nhiều người khác nhận làm đạo sư của họ.
SHAKYA SHRI MITRA
Con gái của vua Dharma Ashoka là Dharma Bhitti nằm mộng thấy một người có mầu da trắng với hào quang nhiều mầu đổ nước thiêng lên đầu mình và nước đi vào thân thể qua chỗ hở ở đỉnh đầu. Mười tháng sau nàng hạ sinh một đứa con trai nhưng nàng đem bỏ đứa con không cha này ở ngoài sa mạc. Một con chó tìm thấy em bé và mang nó về cho vua xứ Urgyan. Khi được 5 tuổi, em bé được đưa vào tu viện Shri Nalanda để học Giáo Pháp và năm môn khoa học. Tu Viện Trưởng đặt tên cho em là Shakya Shri Mitra và cho em gia nhập đoàn năm trăm học giả của Nalanda.
ĐỨC LIÊN HOA SANH VÀ NGOẠI ĐẠO
Khi biết mình phải trở về Bodh Gaya, Đức Liên Hoa Sanh trước hết đi tới nghĩa địa Jalandhar để tham thiền. Trong khi đó một vị vua ngoại đạo tên là “Bán Thần Toàn Tại” cử bốn đạo sĩ ngoại đạo tới Bodh Gaya để lật đổ Phật giáo, mỗi vị đạo sẽ được tháp tùng bởi chín học giả và năm trăm tín đồ. Khi tới Bodh Gaya họ thách người Phật giáo tranh luận công khai và nói rằng: “Nếu thua, các người phải theo tín ngưỡng của chúng ta, nếu các người thắng, chúng ta sẽ theo Phật giáo”. Bốn học giả Phật giáo bàn với nhau: “Chúng ta có thể đánh bại họ bằng lý luận, nhưng không thể thắng họ ở môn huyền thuật”. Bỗng một người đàn bà có nước da mầu xanh, cầm một cái chổi xuất hiện và nói: “Nếu thi đua với ngoại đạo, các người sẽ thua. Chỉ có một người có khả năng đánh bại họ. Người đó là Kim Cương Liên Hoa, hiện giờ đang ở nghĩa địa Jalandhar. Các người hãy tụ họp ở chùa Cây Bồ Đề, làm lễ cúng và cầu nguyện, ta sẽ đi mời Ngài”. Nói xong người đàn bà vụt biến mất, và các tín đồ Phật giáo làm theo lời bà.
Sáng hôm sau, Đức Liên Hoa Sanh tới hoàng cung ở Bodh Gaya, từ trên cao hạ xuống qua các cành cây như một con chim lớn rồi tức khắc nhập thiền. Khi mặt trời lên cao, Ngài biến thành một Pháp Vương bay trên Bodh Gaya. Vua xứ Bodh Gaya cho là Ngài chỉ có tài huyền thuật chứ không có khả năng tri thức nên ông nói với Ngài: “Một đứa bé tám tuổi giả vờ làm học giả như ngươi làm sao có thể thắng nổi ngoại đạo?” Đức Liên Hoa Sanh trả lời: “Thưa Ngài, tôi là một lão già ba ngàn tuổi. Ai nói là tôi chỉ mới tám tuổi? Người không hiểu biết như Ngài mà lại thi đua với tôi hay sao?”
Đức Liên Hoa Sanh hoá hiện bốn người giống hệt mình ở bốn hướng tranh luận với ngoại đạo, còn Ngài thì vẫn nhập thiền. Người Phật giáo thắng cuộc tranh luận này và họ vỗ tay vui mừng. Trong cuộc thi hoá ra lửa, phe ngoại đạo thắng với mười ngọn lửa nhiều hơn, nhưng khi họ đang vỗ tay thì Đức Liên Hoa Sanh kêu “khoan đã”. Rồi Ngài đặt bàn tay lên mặt đất, một hoa sen vụt mọc lên và từ bông hoa một ngọn lửa bốc cao lên tới tận đỉnh thế giới. Bốn đạo sĩ ngoại đạo và một số tín đồ của họ bay lên bầu trời. Đức Liên Hoa Sanh họ và rốt cuộc họ hạ xuống đất rồi nói với Ngài: “người đã đánh bại chúng ta về tranh luận và huyền thuật, nhưng bẩy ngày nữa ngươi sẽ chết”. Họ đi vào trong rừng lập hắc thuật để giết Ngài. Tất cả các tín đồ khác của họ đều quy y Giáo Pháp.
Đức Liên Hoa Sanh làm lễ tạ ơn vị Dakini đã xuất hiện hôm trước. Sáng hôm sau vị Dakini tên là: “Diệt Ma Quỷ” hiện ra đưa cho Ngài một cái hộp bằng da đóng đinh sắt và nói: “Hãy nhiếp phục quỷ thần và ngoại đạo”. Trong hộp là một quyển giáo lý bí mật dạy cách làm sấm, chớp và mưa đá xuất hiện sau bẩy ngày làm lễ cầu đạo.
Trong khi đó, bốn đạo sĩ ngoại đạo làm lễ với ý định gây ra cái chết cho Đức Liên Hoa Sanh rồi trở về thành phố của họ, nhưng vừa về tới nơi thì sấm sét nổi dậy đánh chết họ và làm thành phố bốc cháy, tất cả những người ngoại đạo sống trong thành phố đều chết hết.
Đức Liên Hoa Sanh lên nóc hoàng cung ở Bodh Gaya thi triển quyền năng rống như sư tử làm cho những người ngoại đạo nghe tiếng rống của Ngài phải kinh sợ và quy y Giáo Pháp. Trong tiếng chiêng, trống, lẫn tù và, người ta vui mừng khiêng Ngài ở trên đỉnh đầu và gọi Ngài là “Thánh Sư Tử Hống”. Các vị vua lân bang mời Ngài tới vương quốc của họ để giáo hoá, và do đó Phật giáo phát triển rộng rãi. Những người ngoại đạo mới theo Phật giáo ở Bodh Gaya gọi Ngài là “Đấng Chiến Thắng Nhiếp Phục Tất Cả”.
HOÀNG TỬ TÀN TẬT
Vua của xứ Serling ngoại đạo có một người con tàn tật. Vị hoàng tử này có khuôn mặt xương, tái xanh và rất xấu, một mắt bị mù, chân trái và tay phải bị què, thân thể tiết ra mùi hôi như da thối. Vua và hoàng hậu ngượng vì đứa con của mình nên họ giữ kín hoàng tử ở trong cung. Khi hoàng tử lớn lên và muốn cưới vợ, họ nói: “Người tàn tật và xấu xí như vậy, không có cô gái nào muốn lấy đâu. Ngươi nên đi tu và chúng ta sẽ trợ cấp cho ngươi”. Hoàng tử trả lời: “Đạo giáo chỉ có bề ngoài, bên trong thì trống rỗng. Nếu cha mẹ không tìm cho con một người vợ, con sẽ đốt cung điện rồi tự tử, hay con sẽ giết cha mẹ”. Hoàng tử cầm một ngọn đuốc dọa sẽ làm đúng như lời. Rốt cuộc nhà vua tìm được cho đứa con tàn tật của mình một người vợ là công chúa con của vua xứ Baidha, sau đó vua và hoàng hậu đi khỏi cung điện của mình để sống xa hoàng tử. Công chúa tỏ ý không hài lòng với người chồng của mình đến nỗi hoàng tử sợ nàng sẽ bỏ trốn.
Trong khi tham thiền, Đức Liên Hoa Sanh nhìn thấy vấn đề rắc rối của cặp vợ chồng này. Ngài đi tới sân hoàng cung dùng thần thông hóa hiện nhiều người nam nữ đeo đồ trang sức bằng xương người và nhảy múa. Công chúa muốn ra sân để xem cuộc trình diễn nhưng hoàng tử không cho. Nhìn qua cửa sổ trông thấy Đức Liên Hoa Sanh, công chúa thốt: “Phải chi mình có một người chồng giống như người này thì sung sướng biết bao!”
Đức Liên Hoa Sanh nói: “Nếu một người đàn bà có chồng mà yêu một người khác, người đàn bà đó sẽ đau lòng vì hai người không thể sống với nhau. Nếu một người đàn ông yêu một người đàn bà không yêu mình thì sẽ có hại, giống như bị ma quỷ phá, và hai người không thể sống với nhau. Nếu chồng vợ với nhau, không kính trọng nhau, giống như tên cướp khét tiếng Ara không tôn trọng ai cả, thì như vậy hai người cũng không thể sống với nhau.”
Nghe thấy những lời này hoàng tử và công chúa rất cảm động nên họ đi ra chào Ngài, dâng lễ vật cho Ngài và quy y Phật Pháp. Nhà vua nhớ lại việc làm trước đây của Đức Liên Hoa Sanh ở xứ Baidha nên không bằng lòng và nói: “Tên ăn mày này đã giết đạo sĩ của ta, phá hủy cung điện của ta”. Nhà vua ra lệnh bắt Đức Liên Hoa Sanh nhốt vào một cái khoang bằng gạch, chất rơm xung quanh rồi đốt. Sáng hôm sau, người ta không thấy cái khoang bằng gạch nhốt Đức Liên Hoa Sanh đâu cả mà thấy một bảo tháp bằng vàng hiện ra từ lúc nào ở chỗ đó. Nhà vua, hoàng hậu và thần dân của họ đều sám hối và trở thành người Phật giáo.
LIÊN HOA SANH, DANH HIỆU CHÍNH THỨC
Sau đó Đức Liên Hoa Sanh thuyết pháp cho các vị thần, Naga Dakini và quỷ ở cõi của họ bằng ngôn ngữ của mỗi loài. Ngài cũng thuyết pháp cho loài người ở Trung Hoa, Assam, Ghasha, Trusha và nhiều nơi khác ở Ấn Độ, và Ba Tư. Ngài dựng nhiều đền chùa và tu viện cùng với 824 ngôi ở Tây Tạng. Trong cõi trời của Đức Quán Thế Âm, Ngài làm một bảo tháp bằng thạch anh, vì những công hạnh này, Ngài được gọi là Liên Hoa Sanh.
CẬU BÉ BÀ LA MÔN
Khi tham thiền trong cõi trời của Đức Quán Thế Âm, Ngài Liên Hoa Sanh trông thấy một vị vua ngoại đạo tên là “Thần Vishnu của các Naga” đánh chiếm và cướp phá Bodh Gaya. Đền thờ và cung điện bị pháp hủy, các tu sĩ bị bắt buộc hoàn tục, và dân chúng khốn khổ vì vị vua tàn bạo này.
Một hôm người con gái của một người Bà La Môn dang chăn bò thì trời mưa nên nàng trú ở một cái hang và ngủ tại đó. Nàng mộng thấy Đức Liên Hoa Sanh với hình dạng một thanh niên đẹp trai đến giao hợp và truyền pháp cho mình. Mấy ngày sau nàng nói cho người chị dâu biết về giấc mộng và mình đã có thai nay muốn tự tử. Biết chuyện này, người anh của nàng nói rằng anh ta sẽ nuôi đứa con. Sau đó nàng hạ sinh một đứa con trai. Một chiêm tinh gia quen với gia đình tiên đoán số mệnh của đứa bé này rất tốt và nó được đặt tên là “Sambhara Tinh Túy Của Thời Gian”. Năm lên 8 tuổi em bé hỏi mẹ: “Cha của con là ai?” Người mẹ khó và nói: “Con không có cha”. Em bé lại hỏi: “Vua của xứ này là ai và ai là đạo sư của Ngài?” Người mẹ trả lời: “Nhà vua tên là “Vishnu của Naga”, và Ngài có nhiều đạo sĩ”. Em bé nói: “Người ta không nên nuôi một đứa con không có cha, vậy mẹ hãy để cho con đi tới Bodh Gaya”.
Ở Bodh Gaya em bé muốn sống ở một tu viện ngoại đạo, nhưng không được phép vì còn quá nhỏ, sau đó em tìm được một chỗ làm trong bếp của hoàng cung.
Biết nhà vua thích ăn cá sống, em bé tự biến thành con cá trong dòng suối rồi để cho người đánh cá bắt mình và dâng cho vua. Khi nhà vua sắp cắn vào con cá thì nó tuột khỏi tay Ngài, chui ngay vào trong bụng làm cho Vua đau vô cùng. Khi các đạo sĩ tới hoàng cung để cứu nhà vua thì em bé hiện nguyên hình nổi lửa đốt cung điện làm tất cả những người trong đó chết hết. Em bé trở về thành phố Sahor và thọ giới tu sĩ. Sau khi vua ngoại đạo chết, người Phật giáo ở Bodh Gaya xây một ngôi chùa ở nơi hoàng cung cũ và tái lập nền cai trị Phật giáo. Trong suốt một năm người ta tìm người xứng đáng để tôn làm vua nhưng không tìm được ai cả.
Một hôm em bé giả ăn mày đến ngoài ở chợ vào lúc nhóm người tìm một vị vua đi tới với một con voi. Họ bố cáo rằng người nào được con voi dâng cho một cái bình tượng trưng vương miện sẽ được coi là vua. Khi con voi được thả ra, nó chạy thẳng vòi thẳng đuôi tới trước em bé rồi đặt cái bình lên đầu em bé. Thế là em bé trở thành vua xứ Bodh Gaya.
Về sau, khi nhà vua gặp lại mẹ, bà không tin vị vua này là con trai của mình mà nói rằng con của bà đã chết trong trận cháy nhà trước đây ở Bodh Gaya. Nhà vua liền cầu nguyện cho có một con cá xuất hiện ở dưới một tấm ván và nói với mẹ: “Nếu lời cầu nguyện này thành tựu thì mẹ phải tin rằng con là con trai của mẹ”. Quả nhiên ở dưới tấm ván có một con cá và người mẹ tin nhà vua chính là con của mình. Trong thời của vua “Sambhara Tinh Túy Thời Gian” Phật giáo được truyền bá rộng rãi và vương quốc được thịnh vượng.
ĐỨC LIÊN HOA SANH Ở XỨ KHOTEN
Đức Liên Hoa Sanh trở lại Bodh Gaya làm lễ khánh thành chùa và hoàng cung mới được tái thiết, xây nhiều tháp và chép lại các kinh sách bị mất để phục hồi Giáo pháp. Ngài cũng tới xứ Khoten (miền đông Turkestan) nơi có loại cây “Asafoetida” dùng làm thuốc chữa bệnh, và ở lại đó 200 năm để thiết lập Đại Thừa. Sau đó Ngài tới biên giới Ấn Độ và Nepal để tham thiền. Khi có bảy người thợ săn đi tới với một đàn chó sủa ầm ĩ. Ngài dùng huyền thuật làm cho chúng không sủa nữa. Sợ hãi, nhóm thợ săn trình lên nhà vua sự việc và Đức Liên Hoa Sanh không được phép ở lại xứ này.
CÔ GÁI KHỈ VÀ CÁC CHƯỚNG NGẠI
Đức Liên Hoa Sanh tới ngụ ở chùa Shankhu. Trong khi đó vợ của vua Ge Wa Dzin xứ Nepal đã chết khi hạ sinh cô con gái. Xác hoàng hậu cùng với đứa con sơ sinh được để trong nghĩa địa. Một con khỉ trông thấy em bé mang về nuôi, và khi lớn lên nó chỉ ăn trái cây mà thôi. Khi được 10 tuổi, tay của cô bé có màng giống như chân vịt, nhưng cô rất đẹp. Đức Liên Hoa Sanh tới nghĩa địa truyền pháp cho cô bé và đặt tên cho cô là Shakya Devi. Sau đó Ngài đưa cô ta tới một cái hang để dạy Giáo Pháp. Ở đây Ngài lập một Mandala bằng chín ngọn đèn. Khi Ngài ngồi thiền với cô bé thì có ba chướng ngại xuất hiện. Thứ nhất là vào buổi tối sấm chớp cản trở họ tham thiền, nhưng ngừng lại khi họ xả thiền. Hậu quả của việc này là hạn hán diễn ra trong ba năm. Thứ hai là vào nửa đêm Ma Vương xuất hiện phá rối cuộc tham thiền của họ rồi biến mất. Hậu quả của việc này là nạn đói hoành hành khắp Ấn Độ và Nepal. Thứ ba là vào buổi sáng sớm một con chim cản trở họ tham thiền, hậu quả là ma quỷ ở Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng gây bệnh dịch cho người và gia súc.
Vì ba điều này, Đức Liên Hoa Sanh hỏi ý kiến các vị thầy cũ của mình. Các vị này bàn với nhau rồi khuyên Ngài nên học giáo lý “Dorje Phurba” Kim Cương và Dao Thiêng, phương pháp nhiếp phục ma quỷ, với Học giả Prabhahasti.
Đức Liên Hoa Sanh viết thư cho học giả này và ông ta gửi cho Ngài một quyển giáo lý “Phurba” nặng đến nỗi một người khó có thể khiêng nổi. Khi quyển này được mang tới hang, các ma quỷ gây chướng ngại đều biến mất, Đức Liên Hoa Sanh và Shakya Devi có thể tu tập không gặp trở ngại nào. Ngài nói: “Ta giống như hoa sen, mọc lên từ bùn mà không ô trược vì bùn”. Rồi Ngài chép một bản giáo lý “Phurba” và cất giấu ở trong hang. Hơi nước bốc lên từ biển, thành mây và mưa, hoa nở và trái cây chín. Nạn đói và bệnh dịch biến mất, mọi người đều hạnh phúc. Sau khi thiết lập Giáo pháp ở vùng này Ngài được gọi là “Vị Thầy Chiến Thắng Của Các Dakini”.
CÁC HÓA THÂN CỦA ĐỨC LIÊN HOA SANH
Đức Liên Hoa Sanh thường hóa thành nhiều hình dạng khác nhau để diệt trừ ác trược. Có khi Ngài là một người ăn mày hay một bé trai tám tuổi, có khi Ngài biến thành sấm chớp hay một luồng gió, có khi Ngài trở thành một người đàn bà đẹp, có lúc ngài là chim, thú, hay côn trùng, có khi Ngài là một y sĩ hay một chủ giàu có. Những lúc khác Ngài hóa thành một chiếc thuyền cùng làn gió để cứu người bị nạn ngoài biển, hay nước để dập tắt một đám cháy. Ngài dạy người thất học, đánh thức người lười biếng, và nhiếp phục người ganh tị bằng các hành động vị tha. Để hóa giải tham, sân, si của loài người, Ngài hóa thành Ba Vị Thầy Quán Thế Âm, Văn Thù và Kim Cương Thủ. Để nhiếp phục sự kiêu ngạo, Ngài trở thành Thân, Khẩu, Ý hay Ba Thân Phật. Để giải trừ ganh tị Ngài trở thành Năm vị phật Thiền (Ngũ Trí Như Lai). Vì vậy Ngài được gọi là “Người Có Những Điệu Múa Huyền Diệu” hay “Người Có Quyền Năng Biến Hình.”
CÁC BẢO TẠNG CỦA ĐỨC LIÊN HOA SANH
Nhiều quyển sách do Đức Liên Hoa Sanh viết ra được Ngài cất giấu ở thế gian, ở các cõi trời và trong cõi của loài Naga ở các biển và hồ, để bảo tồn cho các thế hệ tương lai những giáo lý nguyên thủy, không sai lạc. Vì vậy các Dakini gọi Ngài là “Người Có Quyền Lực Về Các Bảo Tạng Cất Giấu”. Nhiều văn bản được cất giấu này được viết trên lá cọ, trên lụa, hay trên giấy xanh với mực bằng vàng, bạc, đồng, sắt, hay bột đá, đựng trong hộp mạ vàng, hũ sành, hộp đá, sọ, hay ngọc quý. Tất cả những điều Ngài dạy đều được chép và cất giấu. Những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật cũng được Ngài cất giấu để không bị ngoại đạo xuyên tạc. Chỉ có những “Terton” hay người xuất lộ văn bản mới có quyền lực tìm thấy và xuất trình những quyển sách được cất giấu này.
Ngài giao cho các Dakini và các trí giả nhiệm vụ bảo hộ các bảo tạng này. Ngài ban phép cho các quyển sách được cất giấu để chúng không rơi vào tay những người không xứng đáng vì không có công đức. Như vậy các giáo lý, lễ truyền pháp, dòng truyền thưa qua các kiếp tái sanh, và việc thực hành tôn giáo đều được giữ gìn nguyên vẹn.
Trong một vùng rộng lớn núi Khang Kar Te Say ở miền nam Tây Tạng gần Nepal và núi Tri Shi Trik ở Trung Hoa, Đức Liên Hoa Sanh cất giấu 108 quyển sách lớn, 125 bức tượng quan trọng, năm quyển giáo lý bí truyền tinh yếu rất hiếm, các kinh sách Phật giáo của Đạo Bon, các sách về y học, chiêm tinh học nghệ thuật và công nghệ. Đức Liên Hoa Sanh cũng cất giấu các bảo tạng như vậy ở các hang và các đền chùa xứ Nepal. Ngài cũng chôn giấu các bảo vật thế gian, các loại võ khí huyền diệu và thực phẩm để giúp đỡ các Terton có nhiệm vụ xuất lộc các văn bản quý báu đó. Tất cả số văn bản và phẩm vật phụ thuộc mà Ngài đã cất giấu được tính là mười triệu món.
CÁC BẢO TẠNG VÀ CÁC TERTON
Đức Liên Hoa Sanh nói với Shakya Devi: “Argadeva (Thánh Thiên) và Nagarjuna (Long Thọ) sẽ lấy ra một trong những bảo tạng được cất giấu, và do đó sẽ nhiếp phục được ngoại đạo”.
Shakya Devi hỏi: “Thưa Đại sư, số bảo tạng lớn này có nguốn gốc như thế nào, và tại sao được gọi là bảo tạng? Người nào sẽ xứng đáng để tìm thấy những bảo tạng này?”
Đức Liên Hoa Sanh trả lời: “Các bảo tạng có nguồn gốc là việc Quỷ Tharpa Nagpo bị tiêu diệt. Tâm của nó biến thành Tám Nghĩa Địa Lớn. Da của nó biến thành giấy, tay và chân là bút, những chất tiết ra từ trong thân thể của nó là mực. Những thứ đó gây ra Năm Độc, và từ Năm Độc sinh ra chữ viết. Sọ, miệng và mũi của nó trở thành vật đựng các bảo tạng. Nội tạng, ngón tay và ngón chân của nó là nơi cất giấu các bảo tạng. Sáu bậc trưởng thượng sẽ tuyên bố ai là người có quyền lực tìm thấy bảo tạng. Từ ngũ tạng (tim, gan, phổi, bao tử, ruột) sẽ sinh ra các Đấng An Lạc (Phật, Bồ Tát). Từ năm giác quan sẽ phát sinh Năm Lực (tín tâm, tinh tấn, chánh niệm, định, huệ) cũng như Ngũ Hành (địa, thủy, hỏa, phong, không). Từ ngũ hành sinh ra Thân (Pháp thân), Ý (Báo thân) và Khẩu (Hóa thân).
Có mười tám loại bảo tạng. Người tìm thấy bảo tạng lớn sẽ được coi là con mắt, còn các terton nhỏ hơn sẽ được coi là mí mắt. Nếu có một terton nào được gọi là hoạn (Euch) thì người đó giống như nước mũi của quỷ. Một terton an lạc hơn sẽ giống như thức (consciousness) và trí (mind). Một terton có đạo tâm trung bình sẽ giống gan và mật. Đó là cách nhận ra những hạng người có quyền lực tìm ra các bảo tạng”.
Đức Liên Hoa Sanh nói tiếp rằng các bảo tạng không thể được tìm thấy tất cả cùng một lúc, mà sẽ lần lượt được xuất lộ mỗi khi loài người cần được hướng dẫn. Các terton cũng hiếu như hoa Ưu đàm (Udumbara). Khi có một terton sinh ra đời, hoa Ưu đàm sẽ nở. Nếu một terton thuộc giai cấp chiến sĩ hoa sẽ có mầu trắng, thuộc giai cấp tu sĩ hoa mầu đỏ, thuộc giai cấp thương gia hoa mầu vàng, và nếu thuộc giai cấp lao động hoa mầu xanh. Ngay sau khi một terton ra đời, người mẹ hoặc người cha của terton đó sẽ qua đời. Không thể có hai hay nhiều terton ra đời cùng một lúc (hay cùng thế hệ), vì chỉ có một terton tái sinh vào mỗi lúc. Quyền tìm ra các bảo tạng chính yếu sẽ được dành cho sáu người lần lượt sinh ra kế tục nhau, và sẽ có năm terton thứ yếu. Các vị vua, người giàu có, cư sĩ, và những người tham của cải vật chất sẽ không thể trở thành một terton.
ĐẠO SƯ BÒ CẠP
Sau khi làm xong các công việc khác ở Nepal và Kosala, Đức Liên Hoa Sanh tới hang Phullahari nơi Đức Kim Cương Thủ hiện ra và nói rằng Ngài sẽ đạt được quyền năng ở nghĩa địa lớn gần Rajagir. Khi tới nghĩa địa đó Ngài trông thấy một con bọ cạp khổng lồ có chín đầu, mười tám sừng, mỗi đầu có ba mắt. Bọ cạp bảo Ngài trở lại ngày hôm sau để nhận quyền năng. Ngày hôm sau, bọ cạp lấy ra từ dưới tảng đá một cái hộp bằng đá hình tam giác đựng quyển Giáo Lý Phurba (để nhiếp phục ma quỷ) và Ngài hiểu ngay nội dung của quyển này. Mỗi mắt và mỗi sừng của bọ cạp phát ra một thừa, tức một đạo pháp.
Đức Liên Hoa Sanh trở lại Bodh Gaya theo lời mời của Vua Nyima Singha để củng cố Giáo Pháp ở đó. Trong khi ở Bodh Gaya Ngài nghĩ rằng đã đến lúc nên tới Tây Tạng để thiết lập Phật giáo ở đây vững chắc hơn trước kia khi vua Srong Tsan Gampo lần đầu tiên thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng, một trăm năm sau Vua Trisong Deutsen (trị vì từ năm 740 đến tới năm 786 tái lập Giáo Pháp).
Vua Trisong Deutsen đã cho xây một tu viện ở Samye, nhưng khi khởi công lễ động thổ đã không được tổ chức đúng nghi thức nên quỷ thần cản trở việc xây dựng. Một số đạo sĩ của nhà vua nói rằng cần phải có một đạo sĩ thượng thừa để nhiếp phục ma quỷ, vì vậy nhà vua cử sứ giả tới Ấn Độ và Trung Hoa để tìm một đạo sĩ cao tay ấn. Kết quả là vị Đại Học Giả Bồ Tát dạy học ở Tu viện Nalanda được mời tới Tây Tạng. Vị Bồ Tát này làm lễ ở địa điểm Tu viện Samye nhưng không thể hàng phục được ma quỷ, những bức tường mới xây lên vẫn bị phá đổ. Vị bồ Tát nói với nhà vua chỉ có một người có khả năng nhiếp phục quỷ thần ở Samye đó là Đại Sư Liên Hoa Sanh, lúc đó đang ở Bodh Gaya. Làm theo lời của Học Giả Bồ Tát, nhà vua cho sứ giả sang Ấn Độ mời Đức Liên Hoa Sanh.
Nhận lời mời, Đức Liên Hoa Sanh khởi hành đi Tây Tạng vào ngày rằm tháng 11 âm lịch. Ngày 13 Ngài đến Nepal. Đi đến đâu Ngài cũng đều nhiếp phục được ma quỷ, vì vậy Ngài ở lại Nepal ba tháng như thượng khách của vua Vasudhari để thuyết giảng Giáo pháp, sau đó lại tiếp tục hành trình đi Tây Tạng, hàng phục ma quỷ trên đường đi. Ở chỗ nghỉ đầu tiên tại Tod Lung (cách Lhasa khoảng 20 cây số), vua Tây Tạng cử hai viên đại quan của triều đình mang thư và quà biếu cũng với năm trăm kỵ sĩ tới đón Ngài. Con ngựa của nhà vua đóng yên cương bằng vàng được dành cho Ngài cưỡi. Khi đoàn người, ngựa gặp Ngài thì họ bị thiếu nước uống mà trong vùng thì không có nước, Ngài liền dùng cây gậy đánh vào tảng đá, một dòng nước từ trong tảng đá chảy ra, người và vật đều được giải khát. Chỗ này được gọi là “Cam Lộ Của Thần Dược Cho Các Kỵ Sĩ.”
CUỘC TIẾP ĐÓN CỦA NHÀ VUA
Nhà vua và đoàn tùy tùng đi tới Zung Khar, gần Đèo Haspori để tiếp đón Đức Liên Hoa Sanh. Dân chúng cũng tụ tập rất đông ở đó để chào Ngài. Đoàn người cùng với Ngài trở về kinh đo Lhasa trong tiếng nhạc và các vũ công đeo mặt nạ nhảy múa, sau đó là nhiều trò giải trí được tổ chức để mừng Ngài.
Khi gặp nhau, Đức Liên Hoa Sanh không cúi chào nhà vua. Khi thấy nhà vua đợi mình làm nghi thức chào như mọi vị khách khác, Ngài nói: “Một vị vua nhưng Ngài cũng sinh ra từ bào thai của mẹ. Tôi sinh ra từ một hoa sen và là vị Phật thứ nhì”. Sau khi nói về quyền năng và trí huệ của mình, Ngài lại nói: “Tâu Đại Vương, ta tới đây để giúp Ngài, vì vậy Ngài nên cúi đầu chào ta”. Ngài chỉ tay về phía nhà vua, lửa phát ra từ đầu ngón tay của Ngài làm cháy y phục của nhà vua, cùng lúc sấm sét và động đất nổi lên, thế là mọi người đều quỳ xuống lạy Ngài.
XÂY DỰNG THIỀN VIỆN SAMYE
Ngày mùng 1 tháng 8 Đức Liên Hoa Sanh đến thăm Cung điện Samye, nhà vua mời Ngài ngồi trên một cái Ngai bằng vàng, và vị Bồ Tát Học Giả ngồi trên một cái ngai bằng bạc để làm lễ cúng dường. Sau đó Đức Liên Hoa Sanh nói về những gì Ngài sẽ làm ở Tây Tạng.
Ngài liệng bảo vật xuống các hồ để thu phục các Naga. Dần dần Ngài nhiếp phục các quỷ thần ở khắp Tây Tạng và thi triển nhiều quyền thuật.
Ngày mùng 8 tháng 8 năm Dần, để khởi công xây Tu viện Samye, Đức Liên Hoa Sanh làm lễ động thổ và cúng các quỷ thần bằng cách thuyết pháp cho họ. Ngài cho hai vị thần Brahma (Phạm Thiên) và Indra làm tổng quản việc xây dựng, bốn Đại Thiên Vương làm giám sát, còn các thổ thần và hộ pháp thì được Ngài dùng làm lao công. Công nhân loài người làm việc ban ngày, quỷ thần làm ban đêm, vì vậy việc xây cất diễn ra rất nhanh.
NHIẾP PHỤC LONG VƯƠNG
Thấy Long vương không tuân phục, Đức Liên Hoa Sanh tới hang Chimphu, nhập thiền để kiềm chế vị vua này. Lúc đó vua Trisong Deutsen đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua gỗ để xây dựng tu viện, vì vậy Long vương hóa thành một người mặt trắng tới gặp vua Tây Tạng và nói: “Tôi sẽ cung cấp tất cả gỗ cần dùng, nếu Ngài cản được việc tham thiền của Đức Liên Hoa Sanh”. Nhà vua đồng ý và đi tới Hang Chimphu nhưng thay vì Đức Liên Hoa Sanh, nhà vua lại trông thấy một con chim thần “Garuda” (Kim Sí Điểu) đang nuốt gần hết một con rắn lớn, chỉ còn một chút đuôi rắn ở bên ngoài mỏ chim. Nhà vua nói: “Xin Ngài hãy xả thiền vì chúng tôi cần phải có gỗ để làm tu viện”. Con rắn liền thoát ra được, còn chim Garuda biến thành Đức Liên Hoa Sanh. Ngài nói: “Ta đã nhiếp phục trọn vẹn tất cả các quỷ thần khác. Nhưng ta chỉ mới kiềm chế được thân xác của Long vương chứ không nhiếp phục được tâm của y. Nếu ta nhiếp phục được tâm của y thì gỗ đã tự có. Vì Ngài đã cản trở ta nhập thiền nên từ nay Long vương sẽ thống trị Tây Tạng, mang lại cho dân chúng mười tám loại phong cùi, và các rồng phẫn nộ sẽ là kẻ địch của loài người”.
Vua Tây Tạng trở về xức Samye và quả nhiên thấy gỗ đã có ở đó để xây Tu viện. Sau đó nhà vua hỏi Đức Liên Hoa Sanh về cách kiềm chế Long vương, Ngài trả lời: “Chỉ có một cách là vua Tây Tạng và Long vương trở thành bạn của nhau”. Rồi Ngài đi tới Hồ Malgro, gần Samye, nơi Long vương trú ngụ. Làm theo lời Ngài, nhà vua và các quan nấp ở trong thung lũng, còn Ngài thì dựng một cái lều nhỏ mầu trắng ở bờ hồ rồi ngồi trong lều tham thiền trong ba đêm. Vào đêm thứ ba, một cô gái đẹp hiện ra hỏi Ngài đang làm gì ở đó và muốn điều gì. Ngài đáp: “Ta muốn vua Tây Tạng và Long vương trở thành bạn của nhau. Kho của vua Tây Tạng đã cạn vì việc xây dựng Tu viện. Ta tới đây để nhờ các rồng giúp bằng của cải của họ. Ngươi hãy nói với vua của ngươi như vậy”.
Nghe Ngài nói xong cô gái biến mất, và sáng hôm sau một con rắn rất lớn xuất hiện trên hồ, khuấy nước làm cho vàng tràn lên bờ. Thế là kho của vua Tây tạng lại đầy và việc xây Tu viện được tiếp tục. Một số vàng được dùng để làm tượng và các bức vẽ trên tường tu viện.
Tu viện Samye có 32 cửa, được xây dựng trong 5 năm và được Đức Liên Hoa Sanh đặt dưới sự bảo hộ của thần Phẫn Nộ Pe Har. Vị Học Giả Bồ Tát làm lễ khánh thành Tu viện ba lần. Sau đó Đức Liên Hoa Sanh tham thiền một ngày rồi truyền cho vua Tây Tạng Giáo lý Sarasvati (Nữ Thần Học Thuật, phương diện nữ của Văn Thù).
ĐỨC LIÊN HOA SANH LÀM LỄ KHÁNH THÀNH
Đức Liên Hoa Sanh hóa thành 108 thân giống nhau để cùng lúc làm lễ khánh thành cho 108 đền chùa trong Tu viện. Trong cuộc lễ, khi Ngài đang rải hoa trong ba ngôi đền thì các bức tượng từ trên bàn thờ đi xuống nhiễu quanh đền của họ ba vòng. Các bức tượng của các đền chùa khác cũng đi ra ngoài cử động hai tay. Nhà vua sợ và cho rằng các bức tượng sẽ không trở về chỗ của họ, nhưng Đức Liên Hoa Sanh bật ngón tay làm cho mỗi bức tượng đều trở về vị trí của mình.
Những ngọn lửa thật cũng phát ra từ những ngọn lửa trong các bức bích họa vẽ các Hộ Pháp ở cạnh các khung cửa. Nhà vua cũng sợ, và Đức Liên Hoa Sanh ném hoa vào những ngọn lửa làm cho lửa tắt. Từ những cánh hoa, những hoa sen mọc ra.
Các vị thần tụ tập trên bầu trời chứng giám lễ khánh thành và có mưa hoa kèm theo các hiện tượng khác. Mấy ngàn người có mặt đã chứng kiến những điều kỳ diệu này.
TRỤC XUẤT CÁC ĐẠO SĨ BON
Sau đó, người Phật giáo và các đạo sĩ Bon tổ chức một cuộc tranh luận công khai. Khi phái Bon thua cuộc, vua Tây Tạng trục xuất đa số những người không theo Phật giáo tới vùng sa mạc miền Bắc, tới Nepal, Mông Cổ, và những xứ thưa dân khác. Phật pháp được đưa tới khắp nơi ở Tây Tạng. Kinh sách Phật giáo cũng được dịch từ tiếng Saskrit sang tiếng Tây Tạng, cũng như các Mật Điển, Mật Chú và các luận thư về chiêm tinh học và y học.
ĐỨC BÀ YESHE TSOGYAL
Đức Liên Hoa Sanh có năm đệ tử và họ đã viết một số sách về giáo lý của Ngài rồi cất giấu ở nhiều nơi vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Một trong những đệ tử này là Đức Bà Yeshe Tsogyal người Tây Tạng, được coi là có trí nhớ kỳ diệu, chỉ nghe một lần là nhớ mãi. Bà ghi lại tất cả những lời dạy của Đại Sư thành một cuốn sách (cuốn này đã cất giấu và được tìm ra do cảm hứng khoảng 500 năm trước đây bởi một terton, và đã được trích dịch thành cuốn tiểu sử này).
Khi Đức Bà Yeshe Tsogyal đã viết xong trên giấy màu vàng theo lời kể của Đức Liên Hoa Sanh về cuộc đời của mình, Ngài nói: “Trước khi chết, con hãy chôn cuốn sách này trong hang cách thân cây mọc cô độc khảng 18 thước, cây này mọc ở trên một tảng đá có hình dạng giống như một con sư tử ở Boom Thang (cách Lhasa khoảng 24 cây số). Cái hang này không có ánh sáng nào lọt vào và chỉ có thể từ phía trên vào bằng cách dùng dây thừng tuột xuống. Ta đã chôn ở đó quyển: “Nghi Quỹ Mặt Trời”, và quyển này cũng phải được cất giấu ở đó.”
Ngài cũng cho biết là nếu việc cất giấu cuốn sách không được giữ bí mật thì các Dakini sẽ quấy phá Bà.
VỊ HỌC GIẢ VÀ NHÀ VUA QUA ĐỜI
Vị Học Giả Bồ Tát của Học Viện Nalanda đến Tây Tạng trước Đức Liên Hoa Sanh đã qua đời trong cùng khoảng thời gian khi vua Trisong Deutsen từ trần. Vị vua kế tiếp của Tây Tạng là Muthi Tsanpo. Đức Liên Hoa Sanh nói với nhà vua là mình đã sinh ra từ hoa sen trên hồ Dhanakosha tám năm sau khi đức Phật nhập niết bàn. Ngài đã hoạt động ở khắp Ấn Độ và Tây Tạng, cũng như ở Ba Tư, Sikkim, Bhutan, Trung Hoa, Tích Lan, và Ngài ở Tây Tạng một trăm mười một năm.
ĐỨC LIÊN HOA SANH RỜI TÂY TẠNG
Đức Liên Hoa Sanh quyết định rời Tây Tạng, Ngài nói với nhà vua: “Đã đến lúc phải nhiếp phcụ bọn La Sát. Chỉ có ta mới có thể nhiếp phục được chúng. Nếu không nhiếp phục chúng bây giờ, chúng sẽ ăn tất cả loài người và thế gian sẽ không còn một người nào cả.” Loài La Sát sống ở một xứ có hình tam giác giống như xương vai, có năm thành phố lớn. Đức Liên Hoa Sanh cũng cho biết là những thành phố này ở không xa xứ Urgyan. Mỗi thành phố có năm trăm làng. Ngài sẽ không tiêu diệt bọn La Sát mà chỉ làm cho họ quy y Phật pháp.
Khi sắp ra đi, Ngài nói: “Từ đây trở đi, Đức Quán Thế Âm sẽ truyền bá Giáo pháp”. Nhà vua, các quan và đoàn tùy tùng tiễn chân Ngài tới Gung Thang nơi đoàn người dừng lại nghỉ đêm.
Sáng hôm sau, khi Đức Liên Hoa Sanh chào giã từ mọi người xong thì từ trên trời giữa hào quang ngũ sắc, một con ngựa màu xanh có đủ yên cương hiện ra cùng với các vị thần trong tiếng nhạc trời. Ngài lên yên cương và con ngựa bay đi, Ngài ban phước lần cuối cho mọi người, nhân danh Phật, Pháp, Tăng rồi cùng với các vị thần biến đi trên các tia sáng mặt trời.
Một số vị Lama nhập định và thấy Đức Liên Hoa Sanh đi qua xứ Urgyan rồi hạ xuống xứ Singala, trú ở dưới một cây mộc lan, họ cũng thấy con ngựa xanh lăn trong cát vàng của Singala. Sau đó họ thấy các cô gái La Sát vây quanh nghe lời dạy của Ngài, rồi Ngài biến thành vua của loài La Sát và nhiếp phục họ.
LỜI CUỐI SÁCH
Quyển này được viết bởi Yeshe Tsogyal, hóa thân của Yang Chen (tức Sarasvati, Nữ Thần Học Thuật), vì lợi ích của chúng sinh các đời sau.
Tên của cuốn sách này là “Giáo Lý Của Đức Liên Hoa Sanh”. Một tên khác là “Sự tích trọn vẹn”, một tên khác nữa là “Lời chứng minh của Trisong Deutsen”.
Quyển sách nguyên thủy nhiều chi tiết này đã được viết và chôn giấu như một viên ngọc quý.
Nguyện quyển sách này gặp người có công đức lớn.
Bảo tạng này được lấy ra từ hang Gương Lớn ở Pouri bởi Đạo sư Sangya Lingpa. Đây là một quyển sách viết bằng tiếng Sanskrit và được dịch sang tiếng Tây Tạng không thiếu một chữ.
Vì lợi ích của người thế gian, Namgyal Dukpa khắc bản gỗ dưới sự giám sát của hoàng gia Pum Thang của xứ Buhtan, theo lệnh của Ngagki Wangpo.